• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sống chung với lũ, khai thác nguồn lợi từ lũ

(Chinhphu.vn) - Các địa phương ở ĐBSCL đang khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân nhưng đồng thời cũng tích cực chuẩn bị việc khai thác nguồn lợi từ lũ .

05/07/2011 09:08

  

Một góc cụm dân cư vượt lũ ở khu phố thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An. Ảnh: longan.gov.vn

Mùa lũ năm 2011 đang đến gần. Thời gian này các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực đưa dân vào cụm tuyến dân cư vượt lũ để họ không còn thấp thỏm, lo âu khi lũ tràn về. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư khai thác tốt lợi thế mùa nước nổi để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động nhàn rỗi... cũng được thực hiện ráo riết

An toàn cho dân – Mục tiêu hàng đầu

Hai địa phương đầu nguồn lũ là An Giang và Đồng Tháp đã thành lập hơn 500 đội cứu hộ cứu nạn với hơn 4.000 người, trong đó có 280 đội cứu hộ tại các nơi xung yếu, sẵn sàng ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra. Đặc biệt, hai tỉnh đã chi hàng tỷ đồng mở các lớp tập bơi, tổ chức xuồng, đò đưa đón học sinh an toàn và duy trì hàng trăm điểm giữ trẻ tập trung trong mùa lũ...

Trong khi đó, tại TP Cần Thơ, việc đảm bảo an toàn cho các cồn trên sông Hậu trong mùa lũ được đặc biệt quan tâm. Theo đại diện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Cần Thơ, đến nay, việc gia cố, nâng cấp hệ thống đê bao xung yếu bảo vệ toàn bộ các cồn trên sông Hậu như: cù lao Tân Lộc, Cồn Sơn, Cồn Khương, Cồn Ấu...; lắp biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đã hoàn tất. Chính quyền địa phương cũng đã củng cố, thành lập mới các đội thanh niên xung kích ứng trực phòng chống thiên tai.

Đến nay, các địa phương vùng ngập lũ gồm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ đã đưa được hơn 130.000 hộ dân vào sinh sống trong cụm tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 1). Đặc biệt, 2 địa phương là An Giang và Đồng Tháp đã đưa 100% số hộ nằm thuộc vùng nguy hiểm di dời vào các cụm tuyến dân cư.

Các địa phương cũng đang gấp rút xây dựng giai đoạn 2 chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ và đã bố trí được hơn 7.600 hộ dân trong tổng số 52.300 hộ trong vùng ngập lũ, sạt lở vào sinh sống.

TP Cần Thơ đang nhanh chóng hoàn thiện 8 cụm tuyến dân cư vượt lũ giai đoạn 2 để bố trí hàng ngàn hộ dân vào nơi an toàn.

Chủ động khai thác nguồn lợi từ lũ

Những năm qua, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động khai thác lợi thế mùa nước nổi, tập trung phát triển kinh tế đạt hiệu quả rất tốt. Người dân sống trong các vùng đê bao khép kín, khu dân cư vượt lũ nay không còn “nơm nớp” lo sợ lũ nữa mà họ mong lũ đến để làm ăn.

Mùa lũ 2011 này tỉnh An Giang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án khai thác tài nguyên nước nổi với hơn 30 mô hình sản xuất theo 3 nhóm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và các ngành nghề dịch vụ.

Ngoài việc khai thác nguồn lợi tự nhiên như bắt ốc bươu vàng, cua đồng, đánh bắt cá,..., hàng chục ngàn hộ nông dân được hướng dẫn kỹ thuật đa tận dụng lợi thế lũ để trồng các loại rau màu như bông điên điển, sen, ấu, rau nhút... Đây là những mô hình sản xuất có vốn đầu tư thấp, phù hợp với hộ nghèo, cần ít đất sản xuất và nhanh thu hồi vốn (bình quân các năm trước đây thu lợi từ 30-60 triệu đồng/ha). Đặc biệt, hàng ngàn hộ dân trồng nấm rơm thu lợi từ 70-80 triệu đồng/ha; trồng ớt đạt hơn 100 triệu đồng/ha. Riêng về nuôi trồng thủy sản, mùa nước nổi năm nay, tỉnh An Giang phát triển hơn 3.000 ha với 11 mô hình được duy trì và hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm càng xanh, nuôi lươn, ếch, cá, cua đồng...

Bên cạnh đó, mặc dù ở đầu nguồn lũ nhưng có hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh nên An Giang và Đồng Tháp đã phát huy lợi thế trong việc thực thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất lúa vụ 3, góp phần tăng lượng gạo xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực.

 Theo thống kê, trong các năm 2000 - 2002, mỗi năm nước lũ gây thiệt hại cho An Giang từ 300-400 tỉ đồng. Nhưng từ năm 2002-2005, nhờ khai thác lợi thế mùa nước nổi, mỗi năm, An Giang đạt giá trị kinh tế 1.300-1.600 tỉ đồng. Đặc biệt, 5 năm qua, việc khai thác nguồn lợi lũ không ngừng được đầu tư, nhân rộng, mang lại hiệu quả rất lớn. Hoạt động sản xuất trong mùa nước nổi trên địa bàn tỉnh hàng năm đã tạo ra giá trị hơn 4.700 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 500.000 lao động.

Trong khi đó, với Đề án “Khai thác lợi thế mùa nước để phát triển nông nghiệp”, từ năm 2000 đến nay, mỗi mùa lũ, nông dân tỉnh Đồng Tháp thu về 500 -1.000 tỉ đồng.

Huy Thanh