• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng

(Chinhphu.vn) - Theo Bộ Y tế, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống.

13/07/2025 08:03
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng- Ảnh 1.

Xử lý môi trường để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Cụ thể, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định, trong những tháng gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám, chữa bệnh (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp, bằng poster, tờ rơi, website, fanpage ...) để người bệnh, người nhà, nhân viên y tế, học viên, sinh viên thực tập hiểu rõ đường lây các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19, nhằm có biện pháp phòng lây nhiễm phù hợp.

Trong đó, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và những người chăm sóc những đối tượng trên.

Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên thực tập thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19 phù hợp.

Đối với công tác khám bệnh, thu dung, điều trị, cần cấp cứu kịp thời người bệnh, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người bệnh điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...), giảm thiểu tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.

Chỉ định nhập viện điều trị nội trú hợp lý, theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đối với những ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.

Tổ chức tư vấn, hướng dẫn người bệnh biết cách chăm sóc ca bệnh nhẹ tại nhà theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

Riêng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế yêu cầu cần thực hiện theo đúng quy định, không để xảy ra các ổ dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Cục để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, giải quyết.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến ngày 8/7, cả nước đã ghi nhận 32.189 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2024 (ghi nhận 36.276 ca và 6 ca tử vong), số mắc giảm 11,2%, tử vong giảm 1 ca. 

Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện lý tưởng để muỗi truyền bệnh phát triển. 

Một số địa phương ghi nhận số mắc tăng cao so với cùng kỳ như: Bến Tre (cũ) tăng 346,5%, Tây Ninh tăng 274,3%, Long An (cũ) tăng 208,6%, Đồng Nai (cũ) tăng 191,7% và TP HCM tăng 151,4%.

Số ca mắc đã ghi nhận tăng cục bộ tại một số địa phương, đặc biệt khu vực phía Nam chiếm hơn 70% tổng số ca mắc. Ở phía Bắc, các ca mắc rải rác ghi nhận tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các type virus sốt xuất huyết lưu hành chủ yếu vẫn là D1 và D2 và chiếm hơn 90% các trường hợp.

Đối với bệnh tay chân miệng, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 30.000 ca mắc, không ghi nhận tử vong.

HM