Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
BrahMos lắp giữa thân máy bay |
Tên lửa BrahMos lấy tên ghép chữ viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. Loại tên lửa này có vận tốc 2,5 đến 2,8 Mach (3400km/h). Nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ. Mẫu siêu thanh mới trong phòng thí nghiệm còn đạt vận tốc 5,26 Mach (6600km/h).
Dự án này sẽ do các công ty BrahMos Aerospace và Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga.
BrahMos II là loại tên lửa đang được thiết kế sẽ có tốc độ nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh (gần 8600km/h) với động cơ mới, vật liệu mới, giúp nó có thể vượt qua được lực cản không khí cũng như chịu được các chấn động rung khi bay vượt âm.
BrahMos A có thể mang đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
Hệ thống dẫn khí của tên lửa sẽ làm cho việc đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn, khiến cho BrahMos có thể bay xa hơn các tên lửa khác có cùng kích cỡ.
Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk.
Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu. Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều vì thế chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh và gần (trong tầm hoạt động của tên lửa).
Dù mục đích chính của BrahMos là tên lửa chống tàu, nhưng nó cũng có thể dùng để đánh vào các mục tiêu cố định trên đất liền.
Nó có thể được phóng thẳng đứng hay nghiêng và có thể thắt một vòng 360 độ. BrahMos còn có thể phóng từ đất liền, trên tàu, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước.
Trần Văn (theo Times of India)