• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sự bành trướng của đô thị hóa

Sự du nhập kiến trúc khắp nơi, đang là mối đe dọa trực tiếp với gần 2.000 di tích của Hà nội (cũ)

15/02/2011 15:30

Tiết Xuân sang, dạo qua một vòng các di tích, thắng cảnh của Hà Nội bỗng thấy nao lòng. Cái "mới" thật nhiều, thậm chí lòe loẹt; cái cũ liêu xiêu, lọt thỏm trong sự chèn ép của chính con người. Ngó trông các di sản của Thăng Long, chợt thấy quặn lòng.

Áp lực kinh tế

Chưa bao giờ nguy cơ biến mất của các di sản kiến trúc lại hiện rõ như hôm nay. Không gì khác, chính con người đang tự hủy hoại các giá trị di sản quanh mình dưới đủ hình thức, thậm chí phá hoại một cách vô thức.

Những điều này đã được nhiều chuyên gia về di sản, kiến trúc nhìn nhận. Khi mà những chiếc cần cẩu xây cất cứ vươn lên trong thành phố, các xe ủi đất cứ phá sập những căn nhà cổ kính và tiếng ồn ào của hàng chục ngàn chiếc xe gắn máy đã làm xáo trộn đời sống có nhiều nét độc đáo trên đường phố Hà Nội… thì khi đó, những nguy cơ đe dọa đối với các di sản kiến trúc vẫn hiện hữu. Từ thực tế của nhiều nước trên thế giới, các chuyên gia về di sản đều lo ngại và cảnh báo rằng, những nhà quản lý phải có những quyết định dứt khoát nếu không muốn để cho thành phố này đi vào vết xe của các nước khác ở châu Á khi công cuộc phát triển đã biến những thành phố của họ trở thành ác mộng.

Thống kê về dân số cho thấy, dân số Hà Nội đã xấp xỉ 6,5 triệu người. Và theo dự đoán, số dân sẽ gia tăng nhanh chóng lên đến hơn 10 triệu người trong những năm sắp tới. Các chuyên gia nói rằng, các nhà thiết kế đô thị phải làm thế nào để thực hiện một thế cân bằng tốt đẹp giữa công cuộc hiện đại hóa đô thị với công tác bảo tồn những nét độc đáo của thành phố.

Sự khó khăn trong việc duy trì thế cân bằng này đã được nhận thấy tại khu Phố cổ. Mặc dù có nhiều người muốn bảo tồn khu Phố cổ này, nhưng thực tế hiện nay cho thấy rằng việc duy trì những nét cổ kính tại đây là một thách thức lớn lao ngay cả với chính những người làm công tác bảo tồn phố cổ Hà Nội. Khu vực chỉ rộng có 3 kilômét vuông nhưng có đến 15 ngàn gia đình cư ngụ này, đã trở thành một trong những khu vực có đông dân cư nhất trên thế giới.

Sự bành trướng

Những người yêu Hà Nội sau mỗi lần đi xa trở về đều choáng váng vì tốc độ thay đổi của thành phố. Sự gia tăng dân số cơ học, các phương tiện giao thông (hiện có trên 2 triệu xe gắn máy ở Hà Nội), các khối nhà cao tầng chen sâu trong lõi đô thị đang ngày càng đè nặng lên hạ tầng của Hà Nội. Các chuyên gia về di sản đô thị cho rằng, việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại một thành phố mà trước đây chỉ được trù định cho khoảng 500 ngàn người trong khi bây giờ dân số đã gấp hơn 10 lần, là một nhu cầu cấp thiết, nhưng công tác này phải được thực hiện một cách thận trọng để có thể vừa đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng đồng thời cũng có thể bảo tồn các di sản của thành phố.

Sự bành trướng của đô thị hóa, sự đa dạng đến tạp nham của các kiểu dáng kiến trúc du nhập khắp nơi, đang là mối đe dọa trực tiếp với gần 2.000 di tích của (Hà Nội cũ). Ông Nguyễn Doãn Tuân - Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội - lo âu: "Liệu rằng dấu hiệu của sự phồn vinh có làm phôi phai những nét văn hiến hào hoa đã tồn tại trong đời sống người dân Thủ đô? Chẳng bao lâu nữa những cầu vượt, đường xe điện ngầm và các tòa nhà chọc trời sẽ là một phần bộ mặt của Thủ đô. Nếu không tìm ra sự hài hòa thì chính chúng sẽ lấn át, thậm chí làm mất vẻ đẹp đặc trưng riêng của Hà Nội"

Thực tế cho thấy, trong quá khứ, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn di sản của thành phố, như hạn chế chiều cao của những tòa nhà cao tầng chung quanh hồ Hoàn Kiếm, tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại rằng các kế hoạch xây cất trong thành phố vẫn còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự tùy tiện, thiếu phối hợp, và tình trạng không minh bạch.

Cần thay đổi nhận thức

Các nhà khoa học và chuyên gia về bảo tồn di sản đô thị đều cho rằng, cần thay đổi, chuyển biến trong cách nhìn cách nghĩ và cả sự nhận thức về di sản và bảo tồn di sản. Chúng ta không có quyền can thiệp, tước bỏ những dấu ấn hằn in trên di sản vì đó chính là những câu chuyện sống động kể lại quãng đời của di sản. Nhưng thời gian qua, Hà Nội đã và đang "làm mới" quá nhiều di sản. Nhưng nét rêu phong cổ kính của phố cổ Hà Nội bị biến mất mà một bằng chứng. Điểm lại các di tích trong đợt kỷ niệm nghìn năm Thăng Long- Hà Nội năm trước dễ thấy, hàng loạt đình chùa, miếu mạo được dỡ ra làm lại là một "lát cắt" thô bạo nhất trong chiến dịch trùng tu, trong men say cán đích nghìn năm.

Rõ ràng, sự "quan tâm" quá mức đến biến dạng đang đẩy nhiều di sản của Hà Nội vào vòng sống lay lắt. Nói như KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Di sản của cha ông để lại không thêm, chỉ vơi đi thôi. Đánh mất là mất hẳn. Bổn phận của chúng ta trước tiên là chuyền các di sảnhiếm hoi từ dĩ vãng sang bàn tay các thế hệ tiếp sau. Trùng tu cần để lại dấu vết của những người xây dựng lên chúng và trùng tu trước ta, để lại dấu vết trùng tu khoa học của thời mình, đồng thời để lại phần việc cho người đến sau làm tiếp, nếu ta chưa đủ cơ sở làm việc đó hôm nay. Không nên quá tự tin để làm thay quá khứ, mải khẳng định mình mà xóa hết đi tất cả".

Cẩm Tú