• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển

(Chinhphu.vn) – Gần 2,1 triệu ha diện tích tại ba khu dự trữ sinh quyển đã được quản lý hiệu quả, hơn 4.000 ha rừng suy thoái được phục hồi và 62.940 ha khu vực dành riêng có giá trị bảo tồn cao được sử dụng bền vững tài nguyên.

17/01/2025 21:50
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển- Ảnh 1.

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - một trong ba khu dự trữ sinh quyển triển khai dự án BR

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổng kết Dự án "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" (Dự án BR). Dự án, được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), là một phần trong nỗ lực của Việt Nam hướng tới thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Kunming-Montreal (GBF) đến năm 2030.

Khởi động từ năm 2019, dự án BR đã được triển khai tại 3 khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQTG): Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai. Trong bối cảnh thách thức từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đe dọa đến tính bền vững của đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái tại các KDTSQTG, dự án đã hỗ trợ hoàn thiện khung thể chế và chính sách, tăng cường phối hợp giữa các bên trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, thúc đẩy bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, và đẩy mạnh các mô hình sinh kế cộng đồng bền vững tại các KDTSQTG.

Dự án BR đã đạt được những kết quả đáng kể, quản lý hiệu quả gần 2,1 triệu ha diện tích tại ba khu dự trữ sinh quyển, phục hồi và quản lý rừng bền vững cho hơn 4.000 ha rừng suy thoái và bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên của 62.940 ha khu vực dành riêng có giá trị bảo tồn cao.

Gần 2.900 hộ gia đình, trong đó 40% người hưởng lợi là phụ nữ, đã tăng thu nhập ít nhất 20% thông qua các hoạt động như du lịch sinh thái, trồng cây dược liệu, và chăn nuôi thân thiện môi trường.

Ngoài ra, hơn 4.200 người, trong đó 43% là phụ nữ, đã được đào tạo về bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án cũng đã đạt được bước tiến trong việc thúc đẩy tích hợp Đánh giá tác động đa dạng sinh học (BIA) vào các đánh giá tác động môi trường (EIA) tại ba KDTSQ. Cùng với đó, 62.5% cơ sở du lịch lựa chọn được cấp chứng nhận cơ sở du lịch thân thiện đa dạng sinh học.

Các kết quả đạt được từ dự án là minh chứng cho cam kết của Việt Nam đối với các mục tiêu GBF bao gồm mục tiêu về quy hoạch không gian và bảo vệ hệ sinh thái, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, tích hợp đa dạng sinh học vào chính sách quốc gia và các ngành kinh tế, và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Tài, Cục trưởng Cục bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Dự án BR khẳng định: "Sau 5 năm triển khai, Dự án BR, đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ số đầu ra của dự án theo Văn kiện dự án đã được phê duyệt. Các kết quả đạt được của Dự án BR đã góp phần tăng cường hiệu quả quản lý các KDTSQ tại Việt Nam và thúc đẩy thực hiện các chức năng KDTSQ trước các áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên toàn cầu".

Phát biểu tại sự kiện, Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh: "Chúng ta cần đặt con người vào trung tâm của mọi nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Bằng cách trao quyền cho các cộng đồng, thúc đẩy sinh kế bền vững, tôi tin rằng chúng ta có thể tạo nên một tương lai nơi con người và thiên nhiên sống hài hòa với nhau."

Tiếp nối những thành công của dự án BR, UNDP cam kết thúc đẩy cuộc sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. UNDP sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ TN&MT và các bên liên quan tại Việt Nam để triển khai các dự án trong tương lai như dự án "Thúc đẩy bảo tồn loài hoang dã và du lịch có trách nhiệm dựa vào thiên nhiên vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam", dự án "Quản lí rừng và đất rừng bền vững ở cảnh quan lưu vực sông Ba"…

Những nỗ lực này sẽ tiếp tục củng cố vai trò của Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế và trong nước về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lí tài nguyên thiên nhiên.

Các khu dự trữ sinh quyển, lần đầu được UNESCO đề xuất vào năm 1971, nhằm công nhận các khu vực có giá trị cao về thiên nhiên và văn hóa. Các khu này được xem như "phòng thí nghiệm" cho phát triển bền vững, nơi thử nghiệm các phương pháp quản lý tương tác giữa hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do phát triển thiếu bền vững, các KDTSQTG tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái và hỗ trợ hàng triệu người dân và hệ động thực vật bản địa. 

Thu Cúc