• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước để giảm thiệt hại do xâm nhập mặn

(Chinhphu.vn) - Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của xâm nhập mặn gây ra, các bộ, ngành và địa phương phải đẩy mạnh các giải pháp truyền thông về hiện tượng hạn và những diễn biến bất thường có thể xảy ra trong thời gian tới. Từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

03/12/2018 10:20


Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện bị ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới

Xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn bên cạnh sự axit hóa là một trong hai kết quả lâu dài của sự phát triển đất. Xâm nhập mặn xảy ra khi sự bốc hơi nước trong 6 đến 9 tháng của một năm lớn hơn lượng mưa. Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông qua hành động của con người như quá trình thủy lợi.

Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km với 28/64 tỉnh thành phố có biển, là một trong những nước dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu. Do đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi bão nhiệt đới, lượng mưa lớn và hay thay đổi nên các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Hiện tượng hạn hán, bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Dải ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, có mật độ dân cư cao và tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp. Trong những năm gần đây tại đồng bằng sông Cửu Long nước mặn xâm nhập sớm và lâu hơn, lấn sâu vào nội đồng theo hệ thống sông, kênh rạch với những diễn biến phức tạp.

Mực nước biển dâng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của các vùng ven biển Việt Nam và đã trở thành một trong những vấn đề nan giải tại nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng có diện tích đất nhiễm mặn lớn.

Nước mặn xâm lấn vào sâu, các vùng nước ngọt giảm dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, thiếu nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Do đó, tình hình xâm nhập mặn ở các sông cũng diễn biến phức tạp theo thời gian, chưa tuân theo một quy luật nhất định. Độ mặn và mức độ xâm nhập mặn vào các sông phụ thuộc phần lớn vào thủy triều, độ mặn nước biển, chế độ thủy lực dòng chảy trong sông, quá trình khai thác nước ngầm nước mặt và địa hình lòng dẫn.

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên là nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất trong cả nước. Vào mùa khô các năm gần đây dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Bình Thuận và Tây Nguyên dự báo sẽ tiếp tục giảm và luôn ở mức hụt so với trung bình cùng thời kỳ của những năm trước.

Vùng lưu vực sông Hồng trong những năm gần đây mực nước liên tục xuống thấp và theo dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục hạ thấp so với với trung bình nhiều năm.

Hiện nay, Việt Nam đang trong danh sách các nước có mức độ thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu ở mức nguy cấp. Đối với các vùng ven biển đây được xem là ngành nghề chính tạo ra phần lớn thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nhưng đây cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng xâm nhập mặn, hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản ở các vùng ven biển Việt Nam như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Cà Mau, Kiên Giang...

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xâm nhập mặn vào nội đồng là do lượng nước từ sông đổ ra biển giảm mà nước biển lại có xu hướng tăng lên, làm cho nước mặn đi sâu vào trong sông. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do địa hình, do các yếu tố khí tượng và đặc biệt là do tác động của con người.

Một trong những biện pháp hiện đang được ứng dụng để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn của nước biển là xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu.

Thông thường, những hồ chứa này trữ nước phục vụ nhu cầu thủy điện. Về mùa khô, khi nước sông cạn kiệt, nước từ hồ chứa sẽ được xả vào sông nhằm thay đổi sự tương tác sông - biển.

Bên cạnh việc xây dựng hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn cũng là một giải pháp tốt ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của xâm nhập mặn gây ra, chúng ta cần phải có cái nhìn cụ thể, chi tiết cho từng vùng để kịp thời đưa ra những giải pháp thiết thực, áp dụng hiệu quả.

Các bộ, ngành và địa phương phải đẩy mạnh các giải pháp truyền thông về hiện tượng hạn và những diễn biến bất thường có thể xảy ra trong thời gian tới. Từ đó giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

An Thủy