• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sử dụng hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

29/09/2020 13:03

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết về tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) cấp nước sạch nông thôn như sau: Tính đến ngày 31/12/2019 trên cả nước có 9.547 công trình cấp nước tự chảy; 5.542 công trình cấp nước sử dụng bơm động lực, 133 công trình cấp nước bằng công nghệ hồ treo; 54 công trình cấp nước hỗn hợp. Các công trình này đã được giao cho đối tượng quản lý, gồm: UBND cấp xã: 12.870 công trình (chiếm 84,2%); đơn vị sự nghiệp công lập: 1.908 công trình (chiếm 12,4%); doanh nghiệp: 498 công trình (chiếm 3,2%).

Trong thời gian qua, các đối tượng được giao quản lý công trình chủ yếu thực hiện theo phương thức tự khai thác (cấp nước, thu tiền nước); việc sửa chữa, bảo dưỡng công trình do đơn vị tự thực hiện. Vì vậy, nhóm công trình được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cộng đồng chủ yếu áp dụng phương thức sửa chữa nhỏ do không có cán bộ chuyên môn theo dõi mà chỉ mang tính chất trông giữ công trình, không có kinh phí sửa chữa nên xuống cấp, hư hỏng nhanh; nhóm công trình được giao cho Trung tâm nước và doanh nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả hơn do có cán bộ có năng lực chuyên môn, chủ động trong việc bố trí kinh phí sửa chữa.

Quy định về hình thức giao TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung

Để khắc phục những bất cập trong thực tiễn, dự thảo Nghị định quy định hình thức giao TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm:

Giao tài sản cho UBND cấp xã hoặc đơn vị SNCL theo hình thức ghi tăng tài sản: Đơn vị được giao tài sản thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác tài sản đảm bảo mục tiêu cung cấp nước sạch bền vững cho nhân dân nông thôn.

Giao tài sản cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo hình thức tăng vốn Nhà nước. Doanh nghiệp được giao tài sản được quyền chủ động sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất và kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.

Quy định này một mặt khuyến khích thúc đẩy phát triển hệ thống TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung, từng bước thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí (chi phí sản xuất, chi phí khấu hao tài sản…); Nhà nước kiểm soát thông qua biện pháp phê duyệt giá nước tiêu thụ như hiện nay; mặt khác góp phần duy trì tính bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch.

Đối với quy định về bán TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung, Bộ Tài chính cho biết, để bảo đảm giữ đúng mục tiêu cấp nước sạch cho dân cư; tại Nghị định đã quy định rõ điều kiện khi thực hiện bán là: Không được thay đổi công năng cấp nước sạch của tài sản, việc bán không bao gồm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản. Tổ chức, cá nhân mua tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản theo quy định của pháp luật đất đai. Việc bán thực hiện theo hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Khánh Linh