• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sự kiện đáng nhớ của Thủ đô và cả nước

(Chinhphu.vn) - Hình ảnh của Hà Nội rực lửa những ngày cuối năm 1972 được mô tả bằng các cụm từ hiên ngang, ngẩng cao đầu trực diện với kẻ thù cùng danh hiệu “Thủ đô của lương tri loài người”. Đúng 40 năm sau, tháng 12/2012, kỷ niệm Chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là một sự kiện đáng nhớ của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.

18/12/2012 15:57

Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh - Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ảnh:VGP/Liên Phương

Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh – Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TP Hà Nội tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" về chuỗi sự kiện đang diễn ra trong dịp này.

40 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử. Xin Thiếu tướng cho biết Ban Chỉ đạo TP Hà Nội tập trung tuyên truyền như thế nào về chiến thắng của 40 năm trước?

Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh: Cao điểm của đợt kỷ niệm bắt đầu từ ngày 18/12 đến 29/12/2012 và công tác chuẩn bị đã bắt đầu từ 3 tháng nay. Theo đó, TP Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, hội thảo, các hoạt động kỷ niệm chiến thắng 40 năm về trước.

Trong dịp kỷ niệm này, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp cùng các cơ quan để tổ chức nhiều buổi giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử. TP Hà Nội cũng có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước để tổ chức các chương trình lớn. Ví dụ như cầu truyền hinh Hà Nội – TP Hồ Chí Minh vào ngày 28/12, Ban Tổ chức cấp nhà nước cũng giao cho Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức Lễ dâng hương tại phố Khâm Thiên đúng vào 8h tối 26/12, ngày B52 rải thảm xuống phố Khâm Thiên, làm 268 người chết. Ban Chỉ đạo TP cũng được giao việc phối hợp thực hiện tốt Lễ kỷ niệm cấp Nhà nước vào ngày 29/12.

Những địa điểm máy bay B52 của Mỹ bị bắn rơi trên địa bàn Hà Nội đã được tôn tạo như thế nào, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh: UBND TP Hà Nội rà soát, đánh giá và tập trung nâng cấp, tôn tạo 9 điểm di tích máy bay B52 bị bắn rơi trên địa bàn thủ đô Hà Nội theo hướng tiết kiệm, đảm bảo sự trân trọng đối với những di tích này. Những địa điểm nào đã gắn biển di tích thì tôn tạo thêm, chỗ nào chưa gắn biển thì phải gắn biển. Những di tích ở vị trí trung tâm các quận, huyện sẽ được duy tu thành trung tâm văn hóa.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tham mưu cho Thành ủy, UBND TP phối hợp với Quân chủng Phòng không Không quân để xác minh lại những bia ghi các chi tiết về máy bay rơi. Ghi rõ: địa điểm, thời gian, đơn vị của Quân chủng Phòng không Không quân đã bắn rơi máy bay B52, góp phần cùng quân dân Hà Nội làm nên chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Dấu ấn của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đang được lưu giữ đầy đủ tại Bảo tàng Chiến thắng B52, vừa là nụ cười chiến thắng, vừa là nước mắt cho những đau thương mất mát mà người dân Thủ đô đã trải qua trong cuộc chiến khốc liệt 12 ngày đêm ấy. Được biết Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chịu trách nhiệm tôn tạo, nâng cấp Bảo tàng này?

Thiếu tướng Lê Hùng Mạnh: Từ năm 2008 đến nay, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã tập trung chỉ đạo việc tôn tạo, đồng thời sưu tầm, nâng cấp Bảo tàng Chiến thắng B52. Toàn bộ hệ thống trưng bày đã được nâng cấp. Sa bàn diễn biến trận đánh 12 ngày đêm có diện tích 200m2 được bố trí tại trung tâm nhà trưng bày cùng với các phim video trên 3 màn hình và hệ thống ánh sáng, âm thanh, tạo khói… được đưa vào sử dụng sẽ tái tạo lại một cách rõ nét về thời gian, không gian chiến đấu quyết liệt của trận đánh 12 ngày đêm. Vị trí máy bay, ra đa, tên lửa, hệ thống pháo tại khu trưng bày ngoài trời cũng được sắp đặt lại một cách quy mô hơn. Bảo tàng cũng đã tiếp nhận thêm hơn 300 hiện vật từ Bảo tàng Hà Tây (cũ), nâng tổng số hiện vật, tài liệu, hình ảnh đang có lên con số 9.000.

Bảo tàng bắt đầu mở cửa tham quan từ 6/12/2012. Chỉ sau 10 ngày, đã có gần 6.000 lượt người tới tham quan, trong đó có khoảng 300 khách nước ngoài.

Xin cảm ơn Thiếu tướng!

Liên Phương (thực hiện)