• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Ban Nội Chính Trung ương

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao Ban Nội chính Trung ương khẩn trương hoàn thành Đề án sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương, trong đó có việc tổ chức lại Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho phù hợp, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

16/09/2018 15:16

Triển khai Chương trình công tác năm 2018, sáng 15/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ 6 để xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với Tờ trình của Ban Nội chính Trung ương về nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ 2016 - 2021; Báo cáo của Quân ủy Trung ương về việc điều chỉnh Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội”; Tờ trình của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về Đề án “Đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính”; Báo cáo về một số vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp tại một số địa phương.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.

Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, đánh giá cao sự cố gắng của Ban Nội chính Trung ương, Quân ủy Trung ương và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao trong công tác xây dựng các đề án, báo cáo và chuẩn bị các tài liệu trình Ban Chỉ đạo xem xét tại Phiên họp.

Bộ Chính trị đã có quyết định bổ sung Trưởng Ban Nội chính Trung ương là Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo và Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương là Ủy viên Ban Chỉ đạo. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Nội chính Trung ương và các thành viên mới được bổ sung vào Ban Chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc điều chỉnh Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội” nhằm bảo đảm tính chủ động, kịp thời trong đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội, nâng cao kỷ luật, sức mạnh chiến đấu của quân đội... Việc đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính đã được triển khai thí điểm và đã đạt được kết quả tích cực bước đầu.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao các thành viên Ban Chỉ đạo đã có ý kiến thể hiện rõ quan điểm cá nhân về từng nội dung nêu trong các tờ trình, đề án, báo cáo. Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan chủ trì xây dựng đề án, báo cáo tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao Ban Nội chính Trung ương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý, hoàn thiện Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ 2016 - 2021 để ban hành. Cùng đó, phải khẩn trương hoàn thành Đề án sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương, trong đó có việc tổ chức lại Văn phòng Ban Chỉ đạo cho phù hợp, trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định; chỉ đạo xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban Thư ký bảo đảm đủ điều kiện thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo từ nay đến hết nhiệm kỳ, đặc biệt là tham gia tổng kết toàn diện việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn sau năm 2020.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao Quân ủy Trung ương đã tích cực chỉ đạo việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong Quân đội theo tinh thần cải cách tư pháp và quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Trên cơ sở đề xuất của Quân ủy Trung ương, ý kiến của Ban Thư ký Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo để hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao kết quả nghiên cứu, đề xuất của Tòa án nhân dân tối cao trong Đề án “Đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính”. Đây là vấn đề mới, cần tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm để có thời gian nghiên cứu, kiểm chứng những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, qua đó có cơ sở đề xuất việc xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề này.

Qua tổng hợp của Ban Nội chính, thời gian qua các cấp, các ngành ở địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách tư pháp và đạt nhiều kết quả quan trọng. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ở các địa phương được duy trì thường xuyên, kịp thời chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương của Trung ương về công tác cải cách tư pháp.

Mối quan hệ giữa các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án, tư pháp, thi hành án có nhiều chuyển biến, kịp thời tham mưu với cấp ủy chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề, vụ việc theo thẩm quyền.

Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều đổi mới, chất lượng công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, nhất là các vụ án các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án trọng điểm, các vụ án còn tồn đọng để giải quyết dứt điểm.

Đề cao tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, tinh thần thượng tôn pháp luật, xử lý nghiêm minh, rõ đến đâu xử lý đến đó, không để kéo dài, không chịu bất cứ áp lực nào, không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai. Chú trọng khâu phát hiện án kinh tế, tham nhũng, cũng như các biện pháp thu hồi tài sản bị thất thoát, tài sản bị các đối tượng tham nhũng chiếm đoạt. Tập trung chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp ở các địa phương còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc, trong đó có việc giải quyết các vụ án hành chính, công tác thi tuyển, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thẩm phán còn chậm dẫn tới tình trạng gây quá tải và áp lực và công việc cho các tòa án địa phương.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại địa phương; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo đúng đường lối của Đảng./.

TTXVN