• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa đổi Luật Điện lực: Cần có chính sách đột phá để điện lực phát triển phục vụ KT-XH

(Chinhphu.vn) - Ngày 29/8, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu cho ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận.

29/08/2024 15:38
Sửa đổi Luật Điện lực: Cần có chính sách đột phá để điện lực phát triển phục vụ KT-XH- Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật, nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước để khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành - Ảnh: VGP/LS

Nên có quy định về phạm vi điều chỉnh quy hoạch điện

Phát biểu gợi ý nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển điện lực, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Điện lực hiện hành, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện luật trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra dự án luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự án luật tại Phiên họp thứ 36. Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ và đưa ra thảo luận tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng cho biết, mặc dù trình Quốc hội lần đầu, nhưng đây là luật khó, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH, đời sống nhân dân và để có căn cứ cho Quốc hội quyết định thông qua luật tại một kỳ họp hay tại hai kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa dự thảo luật ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. 

Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đa số đại biểu thống nhất với sự cần thiết sửa đổi luật, nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và khắc phục các tồn tại, hạn chế của luật hiện hành.

Đại biểu Tô ái Vang (Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng) đề nghị sớm có hướng dẫn hoặc quy định rõ việc bồi thường, hỗ trợ hay không bồi thường, hỗ trợ đối với đất, nhà ở, công trình cây trồng vật nuôi, tính từ vị trí ngoài cùng hành lang an toàn của cột tháp gió đến phạm vi 300 mét của công trình điện gió theo Thông tư số 02/2024/TT-BCT của Bộ Công thương.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phân công bộ, ngành khảo sát thực địa, nghiên cứu về tác động của cánh quạt tua bin điện gió và tiếng ồn của tua bin gió để sửa đổi, bổ sung quy định về khoảng cách của cột tháp gió, nhằm giảm thiểu tác động đến đời sống và sức khỏe của người dân, đảm bảo an toàn đối với công trình điện gió theo tinh thần kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2126 năm 2023. Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng công trình điện là công trình có hành lang bảo vệ an toàn, trong đó có công trình điện gió, bao gồm tua bin gió.

Góp ý về phạm vi điều chỉnh quy hoạch điện, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, cần nghiên cứu quy định về thời gian định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hài hòa; quy định rạch ròi thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có thẩm quyền chủ trì của Bộ Công Thương để đảm bảo công tác quy hoạch điện lực an toàn, hoàn chỉnh, đạt yêu cầu đề ra.

Về tiến độ thực hiện nguồn lực tại Điều 15 của dự thảo luật, đại biểu cho rằng, cần giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm giải thích rõ tiến độ thực hiện liên quan đến thời điểm phê duyệt dự án đầu tư, thời điểm thu xếp tài chính, thời điểm khởi công xây dựng nguồn điện và công trình điện. Tương tự, về cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, đại biểu đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết, còn Luật chỉ quy định chung, các nguyên tắc cơ chế cơ bản, cốt lõi.

Các ý kiến đồng tình với quy định của dự thảo luật về phát điện lưới ở miền núi, nông thôn, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, tuy nhiên cần quy định rõ hơn các chính sách hỗ trợ và hỗ trợ đồng đều ở tất cả các vùng.

Đại biểu nhấn mạnh cần thiết quy định trong luật các chính sách phát triển điện tự sản tự tiêu, điện tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điện ngoài khơi. Tuy vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu quy hoạch của các loại hình điện này như thế nào, đảm bảo nhu cầu, yêu cầu thiết yếu.

Các quy định để đảm bảo phát triển thị trường điện theo hướng cạnh tranh, minh bạch, giá điện theo cơ chế thị trường là cần thiết, nhưng đại biểu cho rằng, khi thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho những đối tượng yếu thế, đối tượng chính sách… Đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ việc sửa đổi luật có chống được độc quyền như hiện nay hay không, Nhà nước độc quyền đến đâu, giao lại cho các ngành kinh tế khác như thế nào?

Cần có chính sách đột phá để phát triển điện lực phục vụ KT-XH

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực; thống nhất cần có chính sách đột phá để phát triển điện lực phục vụ phát triển KT-XH, đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về chất lượng dự án luật, thời gian tiếp thu hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật trình Quốc hội để có thể thông qua tại một kỳ họp; các đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và nên thông qua theo quy trình hai kỳ họp.

Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến vào các chính sách, các điều khoản cụ thể, như đề nghị tiếp tục để thế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng; cụ thể hơn các chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực; tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; các lĩnh vực nhà nước độc quyền và chống độc quyền của doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển điện lực; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới; chuyển dịch năng lượng; lưu ý các hình thức điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện tự sản tự tiêu; nghiên cứu sâu hơn về thị trường điện cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng điện; hợp đồng mua bán điện; giá điện và các giá dịch vụ về điện; cơ chế xử lý các dự án điện chậm tiến độ liên quan đến điện gió, nhiệt điện; tiếp cận điện của người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận và sẽ góp ý hoàn chỉnh dự án luật của các tài liệu theo đúng quy định, trình Quốc hội thảo luận xem xét quyết định.

LS