• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bảo đảm tính ổn định, có giá trị lâu dài

(Chinhphu.vn) - Sáng 12/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2029.

12/11/2024 13:22
Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bảo đảm tính ổn định, có giá trị lâu dài- Ảnh 1.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ cần làm rõ nội hàm về “quyền hành pháp” cần tiếp tục được nghiên cứu, cụ thể hóa hơn nữa để tăng tính chủ động, linh hoạt của Chính phủ - Ảnh: VGP/LS

Sửa đổi, bổ sung, khắc phục bất cập, hạn chế, phù hợp với thực tiễn

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.

Tờ trình của Bộ Nội vụ cho biết: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã góp phần xây dựng một Chính phủ năng động, kiến tạo phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập và phát triển; tiếp tục duy trì tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực hợp lý và bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, phát huy quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cụ thể là:

Về chức năng thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, tuy Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã cơ bản cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 nhưng nội hàm về “quyền hành pháp” cần tiếp tục được nghiên cứu, cụ thể hóa hơn nữa để tăng tính chủ động, linh hoạt của Chính phủ trong điều hành phát triển KT-XH, đặc biệt là ứng phó kịp thời với các tình huống cấp bách, chưa được dự liệu trong quá trình lập pháp. Việc làm rõ nội hàm “quyền hành pháp” cũng sẽ giúp việc hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước và tăng tính kiểm soát quyền lực từ phía Chính phủ (cơ quan thực hiện quyền hành pháp) với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và thực hiện quyền tư pháp theo yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ có tính nguyên tắc trong mối quan hệ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp tại Luật Tổ chức Chính phủ còn chưa đủ rõ, đặc biệt là các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp.

Về phân công, phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và sự ch đạo, điều hành của Chính phủ: Vẫn còn tình trạng phân quyền trực tiếp cho các bộ, ngành ngay trong các luật chuyên ngành (qua kết quả rà soát chưa đầy đủ cho thấy, hiện có 11 luật được ban hành sau khi có Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội, vẫn có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành), trong đó có việc quy định một số bộ, ngành cùng tham gia quản lý về một ngành, lĩnh vực, vừa chưa bảo đảm sự thống nhất quản lý của Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), vừa thiếu nhất quán trong việc thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm. Điều này làm phát sinh sự giao thoa, chồng chéo trong phân công nhiệm vụ dẫn đến nhiều việc phải dồn lên Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phải thành lập nhiều Ban ch đạo liên ngành để giải quyết.

Phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, có mặt bất cập, đặc biệt việc quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nhiều vấn đề cụ thể; thiếu đồng bộ về thẩm quyền quyết định và các nguồn lực, điều kiện đảm bảo thực hiện; theo đó, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách và có vị trí, vai trò động lực trong phát triển KT-XH của vùng.

Đối với việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật: Các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ tại Luật Tổ chức Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được thực hiện nhất quán, thống nhất, đồng bộ với các luật chuyên ngành; Luật Tổ chức Chính phủ hiện hành chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực; quy định về cơ quan thuộc Chính phủ trong Luật Tổ chức Chính phủ chưa được hoàn thiện đồng bộ với các luật chuyên ngành.

Báo cáo Hội đồng thẩm định, ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết: Bộ Nội vụ là cơ quan tham mưu về sắp xếp, tổ chức bộ máy, qua 5 năm thực hiện cho thấy đây là thời điểm chín muồi và cấp thiết để tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ.

Luật sửa đổi lần này tiếp tục làm rõ nội hàm về quyền hành pháp của Chính phủ, đây là luật khung không quy định chi tiết, trong khi qua rà soát cho thấy có nhiều đạo luật chuyên ngành lại quy định chức năng, nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ.

Có nhiều vấn đề rất lớn đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung lần này như đổi mới quản trị quốc gia; thể chế hóa quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền; các quy định về phân cấp, phân quyền; nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ...

Hoàn thiện 5 nhóm chính sách lớn về tổ chức Chính phủ

Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo xác định có 5 nhóm chính sách lớn, bao gồm:

Chính sách 1: Hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả.

Chính sách 2: Hoàn thiện quy định về mối quan hệ phân công, phối hợp trong thực hiện quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Chính sách 3: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm để cao trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật.

Chính sách 4: Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của Chính phủ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước.

Chính sách 5: Hoàn thiện các quy định về tổ chức của Chính phủ để tạo khung pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Mong Luật có tính ổn định, giá trị lâu dài trong đời sống xã hội

Tham gia cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia đều tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bảo đảm tính ổn định, có giá trị lâu dài- Ảnh 2.

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức nhà nước và công vụ Bùi Công Quang phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/LS

Ông Bùi Công Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức nhà nước và công vụ (VPCP) đồng tình cao với việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và đề nghị lần sửa đổi này cần làm rõ khái niệm về phân cấp, phân quyền hoặc ủy quyền giữa Chính phủ, bộ ngành, địa phương; hoàn thiện quy định về cơ chế, phương thức hoạt động của Chính phủ hướng tới xây dựng mô hình quản trị hiện đại và Chính phủ số; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về vị trí, vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện quyền hành pháp; làm rõ mối quan hệ của Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp 2013.

Phó Vụ trưởng Bùi Công Quang cũng đề nghị Ban soạn thảo, xử lý và quy định rõ về tính tinh gọn của tổ chức Chính phủ; hoàn thiện các mô hình các thiết chế Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng với vai trò là Thành viên Chính phủ và vai trò người đứng đầu Bộ/ ngành, mối quan hệ của các thiết chế này với nhau và với chính quyền địa phương để không còn băn khoăn "Bộ có phải cấp trên của tỉnh hay không"?...

Chuyên gia Nguyễn Phước Thọ cho rằng, cần nêu rõ mục tiêu của sửa đổi lần này là gì? Đó là, tiếp tục cụ thể hóa đầy đủ và sâu sắc các quy định của Hiến pháp 2013 về Chính phủ; đổi mới cơ bản tổ chức hoạt động của Chính phủ, khắc phục bất cập hạn chế để tạo cơ sở cho Chình phủ chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành nền hành chính quốc gia.

Về quan điểm xây dựng luật, chuyên gia Phước Thọ đề nghị cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; cần bảo đảm sự đồng bộ giữa Luật này và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; bên cạnh đó là Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và các luật tổ chức bộ máy chuyên ngành khác.

Về nội dung cụ thể của dự án Luật, chuyên gia Phước Thọ cho rằng, vấn đề lớn nhất là quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ mang tính nguyên tắc ; phân cấp và phân quyền với việc định hình lại mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa phương trên tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư.

"Chúng tôi mong muốn, việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này sẽ có tính ổn định và giá trị lâu dài trong thực tiễn đời sống, hạn chế việc cứ 5 hoặc 10 năm lại sửa đổi một lần", Chuyên gia Phước Thọ bày tỏ.

Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bảo đảm tính ổn định, có giá trị lâu dài- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại cuộc họp thẩm định - Ảnh: VGP/LS

Tháo gỡ "điểm nghẽn" về pháp lý

Phát biểu tại cuộc họp thẩm định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã khẩn trương, quyết liệt trong việc báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống đặt ra và chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức bộ máy nhà nước "tinh - gọn - mạnh, hiệu lực - hiệu năng - hiệu quả".

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nêu rõ: Mục tiêu, yêu cầu và các nội dung chính sách đặt ra cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ lần này rất nặng nề, rất khó, thời gian không dài... đòi hỏi cơ quan chủ trì và bộ, ngành liên cần tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức, bảo đảm cho việc sửa đổi, bổ sung lần này có thể tháo gỡ được các "điểm nghẽn" về pháp lý hiện nay. Điều này đặt ra mục tiêu mới là cần xem xét trình cấp có thẩm quyền cho phép sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ lần này mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cũng như báo cáo các cơ quan về việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy chuyên ngành hiện nay.

Đồng thời, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của thành viên Hội đồng thẩm định, ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, bảo đảm tính thuyết phục, nhận diện rõ bất cập, có giải pháp hiệu quả đối với các quy định đang cản trở, gây khó khăn, không còn phù hợp... nhằm bảo đảm xây dựng Chính phủ chủ động, linh hoạt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì cần tiếp tục rà soát các luật, pháp lệnh có liên quan đến tổ chức bộ máy, đề xuất các quy định, giải pháp toàn diện, thể chế hóa toàn diện, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp 2013, các chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Tô Lâm về vấn đề này.

Lê Sơn