Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo đó, sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về quản chế hành chính gồm:Bỏ khoản 5 Điều 22, Điều 27, khoản 7 Điều 30 và mục 5 Chương VII (bao gồm các điều từ Điều 102 đến Điều 109); Bỏ cụm từ "và 27" tại khoản 3 Điều 1, tại khoản 2 các Điều 3, 6 và 11; Bỏ cụm từ "quản chế hành chính" tại Điều 112, khoản 2 Điều 118 và tại Điều 119.
Như vậy, các biện pháp xử lý hành chính chỉ bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh mà không bao gồm biện pháp quản chế hành chính. Đồng thời theo Pháp lệnh sửa đổi, thực hiện bãi bỏ việc qủan chế hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương.
Kể từ ngày Pháp lệnh Sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thì chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản chế hành chính; trường hợp đang xem xét áp dụng biện pháp quản chế hành chính thì chấm dứt việc xem xét; trường hợp đã ra quyết định mà chưa thi hành thì hủy bỏ quyết định đó; trường hợp quyết định đang được thi hành thì chấm dứt việc thi hành. Những quy định trước đây về quản chế hành chính theo Pháp lệnh vi phạm hành chính đều bị bãi bỏ.
Mai Hương
(Nguồn: Lệnh số 1/2007/L-CTN, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11)