• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa đổi toàn diện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

(Chinhphu.vn) - Trong phiên họp toàn thể tại Hội trường diễn ra vào chiều 11/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).

11/11/2016 16:21

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) cho biết, ngày 18/6/2009, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN năm 2009) đã được thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2010. Đây là lần đầu tiên trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trong một đạo luật.

Đến nay, sau hơn 6 năm thi hành, Luật TNBTCNN năm 2009 đã thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng cũng như chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật đã có nhiều thay đổi về yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính... Thực tế đó đã làm cho Luật TNBTCNN hiện hành bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thể hiện trên một số mặt cơ bản như: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thiệt hại được bồi thường chưa được cập nhật nên không đầy đủ, thiếu đồng bộ với những thay đổi trong quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và các quy định trong các bộ luật, luật mới ban hành để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Luật TNBTCNN hiện hành quy định chưa rõ ràng việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong nhiều tình huống nên đã gây khó khăn cho việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường cũng như trong việc thực hiện yêu cầu bồi thường, dẫn tới hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường.

Luật TNBTCNN năm 2009 quy định chưa rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại, trách nhiệm của người ra quyết định hoàn trả dẫn đến việc hoàn trả của người thi hành công vụ còn bị xem nhẹ và chưa được thực hiện thống nhất.

“Từ những hạn chế, bất cập cơ bản nêu trên, yêu cầu nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật TNBTCNN năm 2009 là rất cần thiết”, Tờ trình của Chính phủ nêu vấn đề.

Dự thảo Luật được xây dựng gồm 9 chương, 78 điều, (so với Luật TNBTCNN năm 2009, dự thảo Luật đã sửa đổi 42/67 điều, bỏ 20 điều và quy định mới 36 điều).

Mục tiêu của việc sửa đổi Luật TNBTCNN năm 2009 nhằm hoàn thiện cơ bản khuôn khổ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành; thiết lập cơ chế pháp lý minh bạch, khả thi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và quyền, lợi ích của Nhà nước; từng bước nâng cao trách nhiệm của người thi hành công vụ, hiệu lực, hiệu quả nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Tại phiên họp, đa số các ý kiến của các đại biểu đều bày tỏ đồng tình về sự cần thiết xây dựng và ban hành dự án Luật; khẳng định quan điểm Luật được xây dựng phải thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm phù hợp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quy định về quyền con người, quyền cơ bản của công dân; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các đạo luật liên quan.

Đồng thời, việc sửa đổi Luật TNBTCNN năm 2009 cần bảo đảm phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế-xã hội, năng lực, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện hành; tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Ngoài ra, việc xây dựng dự án Luật phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành, hoàn thiện từng bước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, kế thừa và pháp điển các quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã phát huy tích cực trong thực tiễn thời gian qua và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

Đề cập đến những vấn đề cụ thể, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; nguyên tắc bồi thường và giải quyết bồi thường; thiệt hại được bồi thường; hồ sơ yêu cầu bồi thường; khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường; thời gian giải quyết bồi thường;...

Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đại biểu Trần Thị Huyền Trâm (Trà Vinh), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) và một số đại biểu đề nghị nghị cần xác định rõ hơn phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong dự thảo Luật để bảo đảm tính bao quát, thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Hiến pháp cũng như bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Cho rằng những vụ án oan sai tuy không nhiều nhưng “ai cũng cảm thấy day dứt, thấy đau lòng”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng mọi trường hợp oan sai đều phải được tổ chức xin lỗi công khai, không cần phụ thuộc vào việc người bị oan sai có yêu cầu hay không; mọi thiệt hại của người bị oan sai đều phải được xem xét bồi thường thỏa đáng; trong bồi thường phải thể hiện được sự thực tâm, thực lòng, đúng pháp luật đối với người bị oan sai; bảo đảm niềm tin của người dân đối với công lý.

“Có những điều mà chúng ta không thể bồi thường cho người dân, đó là niềm tin công lý”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu.

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng: “Về việc tổ chức xin lỗi công khai người bị oan sai, phải đặc biệt quan tâm khắc phục triệt để cách làm theo kiểu qua loa, chiếu lệ. Phải xin lỗi một cách thực tâm, cầu thị, góp phần xoa dịu nỗi đau của người bị oan sai. Cần có quy định cụ thể trình tự, thủ tục xin lỗi, cải chính công khai ngay trong Luật này.”

Có ý kiến đề nghị, việc giải quyết bồi thường cần bảo đảm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, không nên hành chính hóa thủ tục giải quyết bồi thường. Quy định cụ thể hơn các chi phí được bồi thường quy định tại điều 28 dự thảo Luật theo hướng bổ sung các thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại đã phải chịu trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Liên quan đến hồ sơ yêu cầu bồi thường, có ý kiến cho rằng, quy định về hồ sơ yêu cầu bồi thường còn nhiều nội dung gây khó khăn cho người yêu cầu bồi thường, chẳng hạn như yêu cầu người bị thiệt hại phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ và thiệt hại thực tế xảy ra, cách tính thiệt hại; đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ hơn về nội dung này.

Nguyễn Hoàng