• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sữa học đường ở Trung Quốc: 25 năm cải thiện thể trạng và tầm vóc học sinh

Chinhphu.vn - Sau 25 năm triển khai, Chương trình Sữa học đường quốc gia của Trung Quốc đã đạt những cột mốc quan trọng. Năm học 2024, chương trình cung cấp 1,001 triệu tấn sữa trị giá 8,37 tỷ nhân dân tệ cho 101.770 trường ở 31 tỉnh, phục vụ 31,34 triệu học sinh, góp phần cải thiện rõ rệt tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng thiếu canxi học đường.

18/07/2025 08:15
Sữa học đường ở Trung Quốc: 25 năm cải thiện thể trạng và tầm vóc học sinh- Ảnh 1.

Chương trình Sữa học đường quốc gia Trung Quốc triển khai từ năm 2000 - Ảnh: Sohu.com

Chương trình Sữa học đường quốc gia được 7 bộ, ngành trung ương Trung Quốc phối hợp triển khai từ năm 2000 với mục đích cung cấp sữa chất lượng tốt cho học sinh tiểu học, trung học, thúc đẩy phát triển thể trạng, nâng cao sức khỏe. Chỉ những sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn cao và được Hiệp hội Sữa Trung Quốc cấp phép mới được gắn nhãn "Sữa học đường (SCHOOL MILK)".

Năm 2024, lượng sữa học đường trung bình mỗi ngày đạt 26,72 triệu suất, tăng mạnh so với 500.000 suất năm 2001. Trong đó, 43% đi kèm chương trình cải thiện dinh dưỡng, 57% do phụ huynh tự đặt. Có 8 tỉnh cung cấp trên 1 triệu suất/ngày và 12 tỉnh phục vụ hơn 1 triệu học sinh.

Sữa học đường mang lại lợi ích cho 31,34 triệu học sinh.

Báo cáo đánh giá năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (China CDC) về Chương trình sữa học đường quốc gia cho biết, chương trình đã tác động tích cực đối với sức khỏe học sinh, đặc biệt là đối với tăng trưởng và phát triển xương. Theo đó, học sinh lớp 3-5 trong nhóm sử dụng sữa cao hơn 2 cm so với nhóm không sử dụng.

Ngoài ra, chương trình cũng góp phần giảm suy dinh dưỡng, cải thiện phát triển thể chất trẻ em trong độ tuổi đi học.

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe quốc gia thuộc CDC, chiều cao trung bình của trẻ em Trung Quốc vào năm 2020 cao hơn 15 cm so với năm 1985 và tỉ lệ trẻ em chậm lớn đã giảm dần. Sự cải thiện này có liên quan chặt chẽ đến việc tăng lượng protein trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, những vấn đề như thừa cân, béo phì và thiếu dinh dưỡng vẫn còn tồn tại ở trẻ em Trung Quốc, với khoảng 5% trẻ em bị thiếu máu và 40-50% bị thiếu hoặc không đủ vitamin D, lượng canxi trong chế độ ăn của học sinh tiểu học và trung học cũng thường không đủ.

Theo khuyến nghị trong Hướng dẫn dinh dưỡng quốc gia Trung Quốc (2022), trẻ em cần ăn sáng đầy đủ, uống sữa mỗi ngày, tăng cường vận động ngoài trời và bổ sung rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành vào khẩu phần.

Dữ liệu toàn cầu từ Liên đoàn Sữa quốc tế năm 2023 cho thấy hiện có 104 quốc gia triển khai chương trình sữa học đường, tiếp cận hơn 210 triệu trẻ em. Riêng tại Trung Quốc, đến tháng 6/2025, có 176 doanh nghiệp được cấp phép sử dụng nhãn hiệu "Sữa học đường Trung Quốc", với tổng công suất xử lý sữa tươi đạt 9,4 triệu tấn/ngày. Dù lợi nhuận thấp, thậm chí phải bù lỗ ở một số khu vực, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tham gia vì ý nghĩa công ích và khả năng xây dựng thói quen tiêu dùng sữa lâu dài trong gia đình.

Mặc dù Chương trình Sữa học đường quốc gia đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như tỉ lệ bao phủ chưa đồng đều, chênh lệch trong việc thực hiện giữa các địa phương và cơ chế hướng dẫn chưa hoàn thiện.

Ông Ngụy Lập Hoa, Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sữa Junlebao phát biểu tại kỳ họp Lưỡng hội toàn quốc năm 2025 cho rằng "sữa học đường" hiện chưa thiết lập được cơ chế triển khai rộng có hệ thống, một bộ phận phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ về việc phổ biến sữa học đường nên chưa tích cực tham gia.

Ông Ngụy Lập Hoa đề xuất cần quy định rõ tỉ lệ nhất định từ nguồn kinh phí trợ cấp để mua sữa học đường nhằm tăng tỉ lệ sữa trong các bữa ăn thuộc chương trình cải thiện dinh dưỡng.

Để mở rộng phạm vi bao phủ của Chương trình sữa học đường, các bộ, ngành liên quan ở Trung Quốc cũng đang đổi mới phương thức triển khai và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2022, Hiệp hội Sữa Trung Quốc đã ban hành quy định mới về quản lý công tác triển khai Chương trình Sữa học đường quốc gia. Năm 2024, Quy định quản lý đã được sửa đổi, yêu cầu lượng sữa tươi nguyên chất sử dụng trong sữa tiệt trùng pha sẵn sữa học đường phải tăng lên trên 90%, đồng thời nâng cao tỉ lệ chất béo sữa, protein sữa và không sử dụng các chất tăng cường dinh dưỡng.

Ở một số tỉnh như Hồ Bắc, "Chương trình Sữa học đường" đã 4 lần được đưa vào báo cáo công tác của chính quyền tỉnh. Tại Vân Nam, Chương trình Sữa học đường được kết hợp với Chương trình cải thiện dinh dưỡng học sinh nông thôn. Tại Hắc Long Giang, mô hình phối hợp chính phủ - doanh nghiệp đã giúp Chương trình Sữa học đường được mở rộng nhanh chóng cả trong và ngoài tỉnh. Đến nay, tỉnh Hắc Long Giang có 6 doanh nghiệp sản xuất sữa tham gia Chương trình sữa học đường, 23 cơ sở nguồn sữa được chứng nhận, sản phẩm phủ sóng 153 huyện, thành phố và 5.493 trường học trên toàn quốc.

Ông Trần Mạnh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn thực phẩm và Dinh dưỡng quốc gia và Phó Giám đốc danh dự của Ủy ban Công tác phát triển chiến lược thuộc Hiệp hội Sữa Trung Quốc cho biết, Chương trình Sữa học đường quốc gia sẽ tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng phạm vi bao phủ ở các vùng miền trung, miền tây, nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Tuấn Dũng/Phòng Quốc tế-Đối ngoại