• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động cơ quan hành chính

(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào các hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

21/03/2023 14:21
Sửa quy định áp dụng HTQLCL vào hoạt động của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Ảnh 1.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xây dựng, áp dụng HTQLCL vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, qua quá trình triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg cho thấy, việc xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước được kết hợp với thủ tục hành chính "một cửa", "một cửa liên thông" và công nghệ thông tin, số hóa quy trình, thủ tục đã tạo nên hiệu quả rất cao, có tính chất cộng hưởng.

Việc xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước giúp tìm ra biện pháp để cải cách thủ tục hành chính. HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 yêu cầu cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính cho công dân/tổ chức phải công khai các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu mà công dân phải nộp; nêu rõ quy trình xử lý công việc, kết quả xử lý cuối cùng, thời gian hoàn thành, từ đó có thể đưa ra biện pháp để giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

Đồng thời, giúp vận hành cơ chế "một cửa" và "một cửa liên thông" hiệu quả hơn. HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 giúp thấy rõ trong hoạt động của nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc, các khâu trong các phòng, ban phải kết nối với nhau một cách hợp lý, từ đó có thể thấy rõ khâu nào bị chồng chéo, bất hợp lý để liên tục cải tiến các quy trình xử lý công việc cho phù hợp, phục vụ công dân/tổ chức tốt hơn...

Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung 

Bên cạnh những kết quả, hiệu quả đạt được của hoạt động xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước nêu trên, đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy còn một số nội dung chính cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế triển khai trong thời gian tới.

Về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, việc đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL, gắn kết với việc triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; tích hợp, đồng bộ, kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Chính quyền điện tử, Cổng dịch vụ công Quốc gia và tích hợp với các quy định, phần mềm quản lý một cửa, một cửa liên thông, quản lý tài chính, nhân lực, quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị..., lồng ghép HTQLCL với các hệ thống quản lý hiện có là hết sức cần thiết, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và tiết kiệm, tránh lãng phí.

Bên cạnh đó, Điều 4 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg mới quy định việc xây dựng hệ thống tài liệu, văn bản, tài liệu và các quy trình xử lý công việc, chưa quy định việc xây dựng, ban hành trên môi trường điện tử nên dẫn tới các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước còn lúng túng khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, vẫn còn tình trạng tồn tại hai hệ thống, một hệ thống theo bản giấy, một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, gây lãng phí về thời gian, chi phí thực hiện và chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả của việc xây dựng, áp dụng HTQLCL.

Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg hiện nay mới chỉ tập trung vào các cơ quan hành chính công thuộc các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện. Do đó, cần xem xét đẩy mạnh và nhân rộng việc xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 tại các đơn vị sự nghiệp công lập có cung cấp dịch vụ công (giải quyết TTHC) liên quan đến người dân.

Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thời gian vừa qua, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xây dựng, áp dụng HTQLCL vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Sửa mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng

Tại dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 5 về mô hình khung HTQLCL.

Mô hình khung HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 bao gồm: Hệ thống văn bản mẫu, hướng dẫn xác định danh mục các thủ tục hành chính (nếu có) và quy trình xử lý công việc mẫu trong cơ quan.

Các Bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung và công bố mô hình khung HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 cho các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. 

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung và công bố mô hình khung HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 cho các cơ quan tại địa phương.

Mô hình khung HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đã công bố trước đây không trái với các quy định tại Quyết định này được tiếp tục thi hành.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển