• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa quy định tỷ lệ dư nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2019/TT-NHNN ngày 03/7/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

25/04/2022 15:30
Sửa quy định tỷ lệ dự nợ cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Ảnh 1.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay.

Cụ thể, Ngân hàng VDB thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với USD, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau: LDR = L/D x 100%

Trong đó: LDR là tỷ lệ dư nợ tối đa trên tổng nguồn vốn được sử dụng để cho vay; L là tổng dư nợ cho vay; D là tổng nguồn vốn sử dụng cho vay.

Tổng dư nợ cho vay bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu; dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư; dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ; dư nợ các khoản cho vay khác (không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước không chịu rủi ro và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhận tái bảo lãnh); dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.

Tổng vốn huy động bao gồm: Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài; tiền vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài; tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.

Vốn chủ sở hữu được sử dụng để cho vay là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng VDB theo quy định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng VDB, trừ các khoản sau đây:

a) Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao) và chi phí xây dựng cơ bản dở đang theo mức thực tế;

b) Số vốn điều lệ thực tế đã sử dụng để góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam;

c) Quỹ dự phòng tài chính.

Ngân hàng VDB phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn được sử dụng để cho vay là 95%.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.