• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

11/03/2022 15:14
Sửa quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền - Ảnh 1.

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Nghị định số 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đất liền tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Nghị định. Kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, một số quy định của Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với văn bản pháp luật mới ban hành, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình thực tiễn. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) và báo cáo Chính phủ quyết định.

Tuy nhiên, trên thực tiễn, trong việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, yêu cầu thể hiện chính xác đường biên giới đất liền giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới rất quan trọng. Do vậy, cần thiết phải bổ sung quy định về việc lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với xác định phạm vi khu vực cửa khẩu.

Nghị định 112/2014/NĐ-CP chưa có quy định về công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của Việt Nam với cơ quan chức năng của nước láng giềng (trong các điều ước quốc tế về cửa khẩu mà Việt Nam ký với các nước láng giềng có quy định nội dung này) hoặc quy định về ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu. Do đó, để đáp ứng yêu cầu công tác phối hợp, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng thông tin, hiện đại hóa công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, cần nghiên cứu bổ sung quy định về thiết lập cơ chế trao đổi phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu với cơ quan hữu quan cửa khẩu đối diện...

Đề xuất sửa đổi, bổ sung 5 nội dung chính

Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn triển khai, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 112/2014/NĐ-CP gồm 05 nội dung chính như sau:

a) Điều chỉnh loại hình cửa khẩu biên giới đất liền theo hướng tách riêng loại hình cửa khẩu với lối mở biên giới và phân chia loại hình cửa khẩu trên từng tuyến biên giới phù hợp với điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu đã ký kết với nước có chung biên giới; bổ sung hình thức một cửa khẩu có nhiều tính chất hoạt động (đường bộ, đường sông) và bổ sung loại hình đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc nội hàm lối mở biên giới.

b) Sửa đổi trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam, các Luật về xuất nhập cảnh mới ban hành và không chồng chéo với trách nhiệm của lực lượng Hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.

c) Sửa đổi quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh; thực hiện hạn chế, tạm dừng qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới đất liền phù hợp với Luật Biên phòng Việt Nam và văn bản pháp luật về xuất nhập cảnh mới ban hành.

d) Bổ sung các quy định về công tác phối hợp, cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin trong quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; thực hiện thủ tục qua lại biên giới tại cửa khẩu theo phương thức điện tử và công tác phối hợp quản lý cửa khẩu với cơ quan hữu quan nước láng giềng.       

đ) Điều chỉnh bổ sung, các quy định về xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; mở, nâng cấp cửa khẩu; quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu; quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền. Cụ thể:  

- Bổ sung thành phần Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương. 

- Bổ sung nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu phải đảm bảo tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường, nhân lực, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập và bổ sung nội dung báo cáo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường, nhân lực, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập khi đề nghị mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới.

- Bổ sung quy định nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới phải phù hợp với thỏa thuận song phương về phát triển cửa khẩu giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới. Đồng thời, bổ sung quy định về phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương cửa khẩu (trong trình tự thực hiện mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (song phương) theo hướng: Trong trường hợp chính quyền cấp tỉnh phía đối diện không thống nhất tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu hoặc vì lý do bất khả kháng hai Bên không thể tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu thì chính quyền cấp tỉnh hai Bên trao đổi bằng văn bản thống nhất thời gian cửa khẩu vận hành chính thức.

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương