Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm DBKTTV Quốc gia |
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão ở khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12; biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 5-10 km. Đến 13 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 440 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 03/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, cách Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 270 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Cấp độ rủi ro thiên tai ở khu vực Đông Bắc Biển Đông: Cấp 3Hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm DBKTTV Quốc gia |
Trung tâm DBKTTV Quốc gia cho biết bão Yutu đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão thứ 7 ảnh hưởng trực tiếp tới Biển Đông kể từ đầu năm đến nay.
Hồi 4 giờ sáng nay (ngày 31/10), vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650 km về phía đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 13. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 260 km tính từ vùng tâm bão; phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 70 km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 4 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão ở khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 13. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 260 km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 70 km tính từ vùng tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, giật cấp 13; biển động dữ dội.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 4 giờ ngày 02/11, vị trí tâm bão ở khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 12.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 4 giờ ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 330 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Cấp độ rủi ro thiên tai ở khu vực Đông Bắc Biển Đông: Cấp 3.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Để chủ động ứng phó với bão, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện số 54/CĐ-TW.
Về công việc tiếp tục ứng phó bão số 7, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các Bộ: GTVT, Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện nghiêm túc Công điện số 54/CĐ-TW.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để chủ động phòng tránh.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ GTVT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thủy sản tăng cường chỉ đạo về công tác kiểm đếm, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho tầu thuyền trên biển, đặc biệt là khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của bão.
Tổng cục Thủy sản bảo đảm việc kết nối trực tuyến các phần mềm giám sát tàu cá về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thường xuyên theo dõi, cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, đồng thời sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.
Chủ động ứng phó bão bão số 7, ngày 30/10, Bộ Quốc phòng có Điện số 244/TK gửi Bộ Tư lệnh Quân khu 3, 4, 5; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân, Cảnh sát biển, Binh đoàn 18... yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả do bão gây ra khi có yêu cầu.
Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, tính đến chiều tối 30/10, lực lượng biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 57.652 tàu thuyền với 244.062 người, biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 7 để chủ động di chuyển, vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về bờ tránh trú bảo đảm an toàn.
Thanh Xuân