• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Súng chống tăng “nhử mồi”

Sử dụng hệ thống Trophy hay Arena… có thể bắn chặn các loại đạn lao vào xe, lính xe tăng dường như có thể yên tâm khi tác chiến. Nhưng giờ đây, loại súng chống tăng mới RPG-30 Kriuk của Nga ra đời thì sự an toàn của kíp xe tăng không còn nữa.

02/05/2013 07:40

Súng chống tăng RPG-30 Kriuk của Nga

Hệ thống phòng thủ chủ động… bị lừa 

Hệ thống phòng thủ chủ động như Trophy, Iron Fist của Israel hay “Arena” của Nga hoạt động theo nguyên tắc dùng radar phát hiện một vật thể đang lao nhanh tới chiếc xe tăng như tên lửa, đạn pháo. Nó lập tức phóng ra một lượng thuốc nổ nhỏ để tiêu diệt mối đe dọa đang bay tới.

Sau khi chặn thành công, hệ thống sẽ nhanh chóng nạp đạn để tiếp tục bảo vệ xe.Toàn bộ quy trình này diễn ra một cách tự động, không cần điều khiển.

Súng chống tăng RPG-30 nhằm vào lúc đợt thứ nhất vừa văng ra, đợt thứ hai chưa kịp nạp đạn để bay vào phá xe. (ảnh 1)

RPG-30 được thiết kế dạng 2 ống đạn kép (2 nòng), một đầu đạn chính cỡ 105mm và một đầu đạn "nhử mồi" cỡ nhỏ hơn. Khi tấn công, đạn nhử mồi sẽ phóng trước để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động bay ra, sau đó quả đạn chính có tên là PG-29V mới được phóng tiếp sau vài chục giây, lúc này mới là thời điểm “vàng” để tấn công, xuyên thủng giáp chính xe tăng. Hệ thống Trophy, Iron Fist hay “Arena” không thể nào có đủ thời gian kích hoạt tiếp khi đầu đạn chính phóng tới. Xe tăng không thể an toàn trước “đòn thứ hai quyết định”.

Vòm (lý thuyết) được hệ thống phòng thủ chủ động bảo vệ

Cấu tạo thông minh, uy lực mạnh

Thành phần của RPG-30 gồm 2 ống phóng song song (một ống phóng đạn “nhử mồi” và 1 ống phóng tên lửa PG-29.

Cấu tạo RPG-30 cỡ nòng 105mm; Trọng lượng súng 10,3kg; Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm 200m. RPG-30 có khả năng phá hủy mục tiêu là giáp phản ứng nổ chủ động giáp phản ứng nổ vỏ thép dày 600mm.

Quả đạn PG-29V của RPG-30 có khả năng xuyên thủng khối bê tông cốt thép dày 1550mm, tường gạch liền khối 2000mm và ụ đất dày 3700mm. với khả năng xuyên giáp tới 600mm như vậy, chắc chắn hạ gục bất kể  loại tăng, thiết giáp nào hiện có trong trang bị của các nước.

Cơ cấu phóng của RPG-30 rất nhỏ gọn, dài 1.135 m, trọng lượng 10,3 kg, vận tốc ban đầu của đạn 120 m/s, tầm bắn hiệu quả 200 mét.

Theo tính toán, xe tăng hiện tại và trong tương lai được trang bị giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất, như giáp phản ứng nổ chủ động Dv như "Zaslon" của Ukraina,  với RPG-30 xuyên sâu như thế thì giáp phản ứng nổ chủ động ltrở lên vô dụng.

RPG-30 được chế tạo bởi Liên hiệp khoa học sản xuất “Bazalt”. RPG-30 cũng có thể dùng chung đạn với RPG-29 Vampir (loại cũ 1 nòng). Dự kiến, RPG-30 sẽ được trang bị đầu tiên cho các đơn vị thuộc Quân khu phía Nam và Trung tâm của Nga.

Trần Văn (theo Lenta, Defencetalk)