• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tài liệu giáo dục mầm non phải dễ hiểu, thiết thực

(Chinhphu.vn) – Tài liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non phải bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ thực hiện, thiết thực trong nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

26/11/2021 14:58

Tài liệu sử dụng giáo dục mần non phải bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ thực hiện, thiết thực

Đó là một trong những nguyên tắc lựa chọn tài liệu trong Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT quy định việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong các cơ sở giáo dục mần non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Về nguyên tắc lựa chọn tài liệu, Thông tư quy định tài liệu được lựa chọn trên cơ sở thực tiễn việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nhà trường, kế hoạch năm học chung của toàn ngành, nguồn lực của địa phương, nhà trường và cha mẹ, người chăm sóc trẻ em; bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ thực hiện, thiết thực trong nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Tài liệu dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; học liệu là xuất bản phẩm dành cho trẻ em lựa chọn thực hiện theo quy định hiện hành về việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Lập Hội đồng lựa chọn tài liệu

Hội đồng lựa chọn tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non (Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập có nhiệm vụ lựa chọn tài liệu phù hợp nhằm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.

Thành phần Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp. Thành viên Hội đồng phải có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên và ít nhất có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Tổng số thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 7 người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non có ít hơn 5 nhóm, lớp thì số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 5 người.

Hội đồng lựa chọn tài liệu có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất những tài liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định. Các thành viên trong Hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá đối với tài liệu được lựa chọn.

Các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn tài liệu, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; báo cáo phòng giáo dục và đào tạo kết quả lựa chọn tài liệu; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn tài liệu.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mần non sử dụng có hiệu quả những tài liệu đã lựa chọn trong tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Thông có hiệu lực thi hành từ ngày 21/12/2021.

Minh Đức