• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạm dừng hoạt động Bến phà Vàm Cống

(Chinhphu.vn) - Từ 9h ngày 30/6, Phà Vàm Cống, bến phà lớn nhất ở các tỉnh miền Tây sẽ dừng hoạt động, sau khi cầu Vàm Cống thông xe ngày 19/5/2019.

28/06/2019 17:25
Ảnh minh họa

Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa ban hành quyết định tạm dừng hoạt động bến phà Vàm Cống (nối Cần Thơ - Đồng Tháp) kể từ 9h ngày 30/6/2019.

Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cũng giao Cục Quản lý đường bộ 4 làm việc với Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt trên cầu Vàm Cống và các tuyến kết nối; tổ chức thực hiện các công việc liên quan khác về đảm bảo giao thông cho người dân đi lại.

Đồng thời giao Cục Quản lý đường bộ 4 tổ chức phân luồng từ xa và tại bến phà để người tham gia giao thông biết việc thực hiện dừng hoạt động bến phà Vàm Cống.

Theo Cục Quản lý đường bộ 4, kể từ khi cầu Vàm Cống nối đôi bờ sông Hậu thông xe (ngày 19/5) đến nay, lượng khách qua phà Vàm Cống giảm mạnh.

Hiện chỉ còn bình quân 5.100 lượt xe/ngày, trong đó có 40 ôtô/ngày (giảm 90%), còn lại là xe máy (giảm 60%), doanh thu khoảng 31 triệu đồng/ngày.

* Trước đó, ngày 19/5/2019, cầu Vàm Cống vượt sông Hậu chính thức khánh thành và thông suốt toàn tuyến N2 từ Bình Phước về đến TP Cần Thơ, qua đó rút ngắn thời gian và cự ly từ các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ đi TP. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương, Bình Phước. 

Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ hai vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ năm ở Miền Tây.

Cùng với trục QL1A, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương (đang thi công đoạn nối tiếp Trung Lương – Mỹ Thuận), việc thông xe cầu Vàm Cống thông suốt tuyến N2 - tạo thêm trục dọc nữa góp phần thông suốt tuyến vận tải từ Bình Phước, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh về đến tận Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và tận Cà Mau mà không phải qua ngả QL1A.

XN