• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạm hoãn xuất cảnh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng

(Chinhphu.vn) – Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế và đảm bảo thu hồi nợ đọng. Cơ quan thuế đã tăng cường thông tin, thông báo minh bạch nghĩa vụ thuế cho người dân và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy nhanh thủ tục giải quyết.

07/01/2025 19:34
Tạm hoãn xuất cảnh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng- Ảnh 1.

Cuộc họp báo thường kỳ Quý IV/2024 do Bộ Tài chính tổ chức - Ảnh: VGP/HT

Đây là ý kiến của ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tại cuộc họp báo thường kỳ Quý IV/2024 do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 7/1 tại Hà Nội.

Đại diện Tổng cục Thuế phân tích: Theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại khoản 1 Điều 66 và khoản 7 Điều 124.

Tuy nhiên, luật chưa quy định cụ thể ngưỡng số tiền nợ và thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế và đảm bảo thu hồi nợ đọng.

Đại diện ngành thuế cũng thừa nhận còn những phản hồi chưa tích cực như: Một số cá nhân nợ thuế có phản hồi chưa tích cực liên quan đến việc bị tạm hoãn xuất cảnh.

Để khắc phục, cơ quan thuế đang tăng cường giải pháp thông báo minh bạch nghĩa vụ thuế cho người dân và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy nhanh thủ tục giải quyết.

Dù ngành thuế đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, cơ quan thuế cũng đã triển khai ứng dụng eTax Mobile đã giúp nhiều người dân tiếp cận và hiểu rõ hơn nghĩa vụ thuế.

Trước khi ban hành Thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế cũng đã thực hiện một số các biện pháp đôn đốc như gọi điện thoại, gửi email, mời lên làm việc, gửi thông báo nợ, gửi Quyết định cưỡng chế (nếu có) cho người nộp thuế (NNT). Do đó, để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị tạm hoãn xuất cảnh thì cơ quan thuế khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài; chủ động tra cứu thông báo nợ, Quyết định cưỡng chế, thông báo tạm hoãn xuất cảnh...

Lãnh đạo ngành thuế cũng cho hay đã đề xuất điều chỉnh ngưỡng tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ và đang trong quá trình sửa đổi Luật Quản lý thuế, trong đó có nội dung về tạm hoãn xuất cảnh.

Theo đó, cá nhân có ngưỡng nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên với tổ chức thì ngưỡng nợ thuế từ 500 triệu đồng trở lên.

Thống kê hiện tại cho thấy: Có khoảng 380.000 cá nhân và hộ kinh doanh nợ thuế dưới 10 triệu đồng; doanh nghiệp nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ lớn. Khoảng 40.000 cá nhân và hộ kinh doanh nợ từ 100 triệu đồng trở lên, chỉ có một số cá nhân nợ thuế trên 1 tỷ đồng.

Tạm hoãn xuất cảnh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng- Ảnh 2.

Ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)

Ngưỡng tạm hoãn xuất cảnh sẽ không áp dụng trong các trường hợp: Người nợ thuế không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký; người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài.

"Bộ Tài chính sẽ tiếp thu ý kiến từ cộng đồng và tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý thuế để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quản lý thuế", Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định.

Về cập nhật mã định danh cá nhân thành mã số thuế, lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng chia sẻ: Từ ngày 1/7/2025, mã định danh cá nhân sẽ chính thức được sử dụng làm mã số thuế. Bộ Tài chính đã phối hợp triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện 95% dữ liệu đã được đồng bộ, còn 5% đang tiếp tục được rà soát.

Về hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN), lãnh đạo cơ quan thuế cho hay: Hiện nay, quy trình hoàn thuế TNCN đã được tự động hóa từ tiếp nhận hồ sơ đến chi trả. Tuy nhiên, quy trình đang tiếp tục được rà soát và cải tiến để đảm bảo xác minh chính xác nguồn thu nhập đã khấu trừ trước khi hoàn thuế.

Về thuế đối với người nổi tiếng và hoạt động thương mại điện tử, cơ quan thuế khẳng định các đối tượng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế như mọi công dân khác khi phát sinh thu nhập.

Thời gian qua, các cơ quan thuế đã tập trung kiểm tra những cá nhân nổi tiếng tham gia thương mại điện tử, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.

Tính đến nay, cả nước có 76.428 cá nhân hoạt động thương mại điện tử, trong đó hơn 30.000 trường hợp đã bị xử lý do sai phạm về thuế.

Về thuế thu nhập cá nhân, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về lộ trình sửa đổi Luật Thuế TNCN. Theo đó, từ tháng 11/2024, Bộ đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội, đồng thời công khai dự thảo trên cổng thông tin điện tử.

Dự thảo đề xuất sửa đổi toàn diện 7 nhóm chính sách, bao gồm: thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế và thuế suất.

Sau khi nhận góp ý từ các đơn vị, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự kiến, dự thảo sẽ được trình Quốc hội thảo luận vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.

Ông Trương Bá Tuấn phân tích: Theo luật hiện hành, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với lần điều chỉnh gần nhất (năm 2020), Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. 

"Hiện tại, CPI chưa vượt ngưỡng 20%, tuy nhiên, Bộ Tài chính đang theo dõi sát sao và có thể đề xuất điều chỉnh nếu CPI tăng mạnh vào năm 2025. UBTVQH có thể ban hành nghị quyết điều chỉnh giảm trừ gia cảnh tại kỳ họp thứ 50 vào tháng 10/2025 nếu cần thiết", ông Trương Bá Tuấn cho hay. 

Anh Minh