• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tân cảng Hiệp Phước đón chuyến tàu đầu tiên

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/12, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn tổ chức khánh thành Tân cảng Hiệp Phước (giai đoạn 1) sau 11 tháng thi công, đồng thời tổ chức đón chuyến tàu biển đầu tiên cập bến cảng này.

15/12/2014 18:27
Tàu Saigon Bridge của hãng SITC là chiếc tàu đầu tiên cập bến Tân cảng Hiệp Phước. Ảnh VGP/Phan Hoàng

Tân cảng Hiệp Phước (KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM) được coi là "bến nối dài" của Cảng Cát Lái dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn.

Đây là điểm thông quan hàng hóa quan trọng cho khu vực phía Nam và phía Tây TPHCM, cùng các tỉnh lân cận.

Đến nay, sau gần 11 tháng thi công, Tân cảng Hiệp Phước đã hoàn thành tất cả hạng mục thuộc giai đoạn 1, đưa vào sử dụng 1 cầu tàu với chiều dài 300m, có khả năng tiếp nhận tàu biển có trọng tải 5 vạn DWT và 253m bến sà lan, 12ha bãi hạ hàng.

Ông Trần Hoài Nam, Giám đốc CTCP cảng Tân cảng Hiệp Phước cho biết, sự kiện này không chỉ đánh dấu sự ra đời của một cảng biển phía Nam TPHCM, mà còn khẳng định chiến lược phát triển bền vững của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn trên 3 trụ cột: Dịch vụ khai thác cảng, dịch vụ logistics và vận tải biển nội địa.

Sau khi đi vào hoạt động, Tân cảng Hiệp Phước sẽ góp phần giảm tải cho Cảng Cát Lái, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hãng tàu giao hàng tại Tân cảng Hiệp Phước khi đi qua luồng Soài Rạp (so với việc đi qua luồng Lòng Tàu hiện nay).

Giai đoạn 2, Tân cảng Hiệp Phước sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hạng mục quan trọng khác như: 120m cầu tàu, 8ha bãi hàng… dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.

Theo quy hoạch, KCN Hiệp Phước sẽ có 3 cảng lớn là SPCT, Sài Gòn-Hiệp Phước, Tân cảng Hiệp Phước. Trong đó, Cảng SPCT đã hoàn thành. Hai cảng còn lại cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang trong quá trình xây dựng giai đoạn 2.

Trong tương lai, Tân cảng Hiệp Phước có thể phát triển thành cảng trung chuyển vì có lợi thế nằm gần cửa Soài Rạp hướng ra biển Đông, với mớn nước sâu 12m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn.

Phan Hoàng