• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tận dụng cơ hội từ EVFTA xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục khởi sắc

(Chinhphu.vn) - Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 4/2022 đạt 49 nghìn tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 21% về trị giá so với tháng 3.

17/05/2022 12:06
Tận dụng cơ hội từ EVFTA xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục khởi sắc - Ảnh 1.

Đáng chú ý, các nước thuộc khối EU như Hà Lan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam.

Giới chuyên gia nhận định, Hiệp định EVFTA sau một thời gian đưa vào thực thi đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt. Năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 8% về trị giá so với năm 2020.

Có thể thấy, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%. Đây là dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều. Bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động 7 - 12%.        

Tại khu vực Tây Âu, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ… trong đó ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Đây cũng là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Đối với khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…

Thị trường EU đang đứng vị trí số 2 trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020.

2 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt điều đạt 8,74 nghìn tấn, trị giá 64,5 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 6,2 nghìn tấn, trị giá 45,12 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 32,9% về trị giá. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 60,77% trong 2 tháng đầu năm 2021 lên 70,83% trong 2 tháng đầu năm 2022.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 290,23 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với tháng 3/2022.

Tháng 4/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.962 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 3/2022, nhưng tăng 0,8% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.957 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Hạt điều Việt Nam mới chỉ ở dạng thô, ít sản phẩm chế biến

Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích, vị trí hạt điều của Việt Nam tại thị trường EU đang bị cạnh tranh. Cụ thể tại Pháp, năm 2019-2020 thị phần điều của Việt Nam đã giảm từ 61% xuống 46%. Tại các siêu thị, đại siêu thị hầu như không có sản phẩm hạt điều mang thương hiệu Việt Nam. Đa phần doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung bán sỉ và chưa tiếp cận được phân khúc tiêu dùng cuối cùng.

Hạt điều Việt Nam mặc dù thống trị tại thị trường EU tuy nhiên mới chỉ ở dạng thô, rất ít sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm rang tẩm gia vị theo khẩu vị của khách hàng EU.

Trong khi đó, hạt điều, nhất là hạt điều được tẩm gia vị được người tiêu dùng EU ngày một ưa chuộng hơn bởi đây là sự thay thế lành mạnh cho các đồ ăn nhẹ mặn khác. Hiện nhiều nhà sản xuất đã tạo ra công thức mới là phủ thực phẩm khác lên hạt điều, ví dụ hạt điều phủ socola…

Tuy vậy, để hạt điều Việt Nam chắc chân tại thị trường EU, các chuyên gia khuyến cáo: Quy định của EU với hàng hoá nhập khẩu, trong đó có hạt điều rất phức tạp, thường xuyên được thay đổi, cập nhật. Trước khi đưa hàng hoá vào thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư một khoản chi phí để tìm hiểu các thông tin này thông qua các văn phòng luật sư. Đồng thời được hỗ trợ trong quá trình giao dịch để tránh rủi ro.

Trong lĩnh vực thực phẩm, EU hiện có quy định riêng về độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng, chất ô nhiễm vi sinh. EU không có quy định bắt buộc nhưng những chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận trách nhiệm xã hội, yêu cầu về đóng gói bao bì nhãn mác… là điểm cộng đáng lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá vào EU.

Sản phẩm hạt điều hữu cơ đang rất thịnh hành tại EU, đây là thị trường ngách tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận.

AB