• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho hạ tầng xanh để thực hiện cam kết đưa ra tại COP26

(Chinhphu.vn) - Đây là khuyến nghị với Việt Nam, được ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26), đưa ra tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

15/02/2022 08:54
Tăng cường hợp tác, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) - Ảnh: VGP/PT

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin về những nỗ lực tích cực của ngành năng lượng Việt Nam.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nguồn và lưới điện giai đoạn 2021-2030 của phương án tháng 12/2021 đề ra là 135,9 tỷ USD (trong đó, 121,79 tỷ USD cho nguồn; 14,12 tỷ USD cho lưới). Như vậy phương án điều hành tháng 12/2021 đã tiết kiệm được khoảng 28,9 tỷ USD vốn đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 so với phương án điều hành tháng 3/2021.

Mục tiêu đến năm 2030, quy mô điện than là 38,8 GW, tăng 18 GW so với hiện nay và gần như không tăng thêm đến năm 2045. Giai đoạn 2031-2045, tổng vốn đầu tư nguồn và lưới điện của phương án tháng 12/2021 là 241,51 tỷ USD (230,07 tỷ USD cho nguồn; 11,44 tỷ USD cho lưới).

Như vậy phương án điều hành tháng 12/2021 đã tiết kiệm được khoảng 4,2 tỷ USD vốn đầu tư trong giai đoạn 2031-2045 so với phương án điều hành tháng 3/2021.

Về phát triển năng lượng sạch, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết ngay sau Hội nghị COP26, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án cập nhật lại dự thảo Quy hoạch điện VIII. Trong đó, chú trọng phát triển nguồn điện theo hướng: Đánh giá lại tính khả thi các nguồn nhiệt điện than để tiếp tục giảm điện than; phát triển mạnh điện khí, nhất là điện khí LNG để đảm bảo an ninh năng lượng và tăng khả năng hấp thụ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo quy mô lớn; phát triển mạnh mẽ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện mặt trời; bố trí nguồn điện đảm bảo cân đối vùng miền, tránh truyền tải xa và đảm bảo dự phòng hợp lý ở từng miền.

Bộ trưởng khẳng định Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII để phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 như mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và Tuyên bố chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

"Tuy nhiên, Việt Nam cần sự hỗ trợ của quốc tế về nguồn vốn ưu đãi rất lớn để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia vừa đóng góp có hiệu quả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đối với các dự án đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương luôn ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, phù hợp quy hoạch chung, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong hoạch định Quy hoạch điện VIII và sự thành công của Việt Nam - quốc gia hàng đầu trong khu vực về phát triển năng lượng tái tạo, nhất là thông qua sự phát triển ấn tượng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió, ông Alok Kumar Sharma mong muốn Bộ Công Thương ủng hộ các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long của Enterprize Energy.

Về nhu cầu tài chính lớn để thực hiện Quy hoạch điện VIII phù hợp với định hướng của mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, ông Alok Kumar Sharma cho rằng có thể huy động các nguồn tài chính công và tư nhân nhằm thực hiện cam kết đưa ra tại COP26 để đầu tư vào các dự án hạ tầng xanh, khuyến khích Việt Nam tích cực tận dụng nguồn lực này. 

Đối với vấn đề lưới điện và hạ tầng xanh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin Tuyên bố chính trị của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cụ thể hóa bằng việc sửa đổi Luật Điện lực và được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 1/2022. Theo đó, mọi thành phần kinh tế đều được phép tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong từng thời kỳ. Sửa đổi then chốt này mở ra nhiều đổi mới trong thu hút đầu tư, giải tỏa công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh hệ thống điện.

Tuy nhiên phát triển cơ sở hạ tầng ngành điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch COP26 kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp ngành điện lực Việt Nam tiếp cận được các nguồn tài chính của Anh và quốc tế.

Bên cạnh hỗ trợ về vốn, Việt Nam cũng mong nhận được chia sẻ các hỗ trợ kỹ thuật từ các nước tiên tiến, như hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để nghiên cứu các kịch bản hạn chế xây dựng các nhà máy điện nhiệt điện than; triển khai các hoạt động kiểm soát phát thải khí nhà kính ngành công thương; nâng cao năng lực cho Việt Nam triển khai các cơ chế định giá carbon theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh trạnh, điều tiết giá điện, cơ chế mua bán điện trực tiếp…

PT