• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan

Lực lượng kiểm tra sau thông quan được thành lập theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trải qua 8 năm xây dựng và hoạt động, lực lượng kiểm tra sau thông quan đã từng bước trưởng thành, đạt nhiều thành tựu quan trọng như: đã xây dựng được hệ thống tổ chức bộ máy lực lượng kiểm tra sau thông quan từ Tổng cục Hải quan đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố; xây dựng được lý luận, nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan; đào tạo được một đội ngũ cán bộ, công chức lực lượng kiểm tra sau thông quan có phẩm chất, có nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu và chuyên nghiệp….

09/02/2011 15:29

Tổng cục Hải quan quyết định năm 2011 là
"Năm kiểm tra sau thông quan". Ảnh minh họa
Để thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách, phát triển hải quan giai đoạn 2011-2020, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, ngành Hải quan phải quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi cơ bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
Để tạo bước chuyển biến đột phá và tạo đà cho hoạt động kiểm tra sau thông quan trong các năm tiếp theo, Tổng cục Hải quan quyết định năm 2011 là "Năm kiểm tra sau thông quan" với những nội dung cơ bản sau:
Một là: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về quyết tâm chính trị của cán bộ công chức, trước hết là lãnh đạo các cấp ngành Hải quan trong việc chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
Hai là: Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách, phát triển ngành Hải quan giai đoạn 2011 - 2020 trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.
Ba là: Tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm tra sau thông quan. Toàn ngành và mỗi cục hải quan các tỉnh, thành phố phải dành tối thiểu 10% tổng biên chế của đơn vị cho lực lượng kiểm tra sau thông quan.
Bốn là: Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, áp dụng rộng rãi thủ tục hải quan điện tử: Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá sự tuân thủ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế.
Năm là: Tăng cường công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Sáu là: Tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao nhất.
Bảy là: Áp dụng và đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan nhằm thu hút cán bộ, công chức vào lực lượng kiểm tra sau thông quan.
Tám là: Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cấp ủy và thủ trưởng đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối với công tác kiểm tra sau thông quan, đảm bảo để cán bộ, công chức yên tâm, phấn khởi thực hiện nhiệm vụ, hoạt động có hiệu quả và không ngừng phát triển.
LP