• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường giám sát, phát hiện các ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

(Chinhphu.vn) – Sau khi tổ chức WHO công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ (ngày 14/8), Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ tại cửa khẩu, cơ sở y tế về phụ khoa, da liễu…

19/08/2024 13:48
Tăng cường giám sát, phát hiện các ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ- Ảnh 1.

Diễn biến bệnh trên thế giới

Theo Bộ Y tế, trong năm 2024, đặc biệt 2 tháng gần đây, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.

Từ đầu năm đến nay, nước này đã nghi nhận khoảng 15.600 trường hợp mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong. Virus mpox nhánh Ib (Clade Ib) đang là nhánh trội trong đợt dịch tại nước này và bước đầu ghi nhận có một số đặc điểm dịch tễ của bệnh khác biệt so với các đặc điểm dịch tễ trong vụ dịch xảy trong năm 2022-2024 tại khu vực châu Âu và một số quốc gia khác.

Cụ thể, các trường hợp mắc trẻ hơn (khoảng 50% ở độ tuổi dưới 15, khoảng 39% trẻ dưới 5 tuổi); có sự lây truyền qua nhóm mại dâm nữ (7,5%) và có sự lây nhiễm trong các thành viên trong hộ gia đình.

Bên cạnh đó, 4 quốc gia giáp với Cộng hòa Dân chủ Công Gô gồm: Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda cũng đã lần đầu ghi nhận các trường hợp mắc mpox có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ đang xảy ra tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.

Hai nước khác ngoài khu vực châu Phi là Thụy Điển và Pakistan cũng ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ nhánh Ib.

Trước diễn biến của dịch mpox lần này và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, tổ chức WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế (PHEIC) đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.

Tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh

Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị UBND các địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn thực hiện công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ…

Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao; tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Đối với các viện, bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương, để kịp thời phát hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới, bất thường (nếu có).

Chủ động báo cáo, tham mưu Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; rà soát, sẵn sàng các thiết bị, sinh phẩm, kỹ thuật xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị; đồng thời chủ động, sẵn sàng thuốc, thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phân loại, thu dung, điều trị, phòng, chống dịch…

Các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các triệu chứng nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ như: phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...).

Có một hoặc nhiều triệu chứng như: đau đầu, sốt >38,5 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.

Đồng thời, có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như:

+ Trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.

+ Trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đồng thời, đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

HM