• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường hợp tác đẩy nhanh tiến độ khởi động Dự án triển khai và xây dựng hệ thống VNACCS

Chiều ngày 14/2/2012, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Hải quan Nhật Bản do Tổng cục trưởng Tổng Cục trưởng Hải quan Nhật Bản Atsuo Shibota dẫn đầu. Cùng tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn; đại diện lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế.

14/02/2012 16:02

Chiều ngày 14/2/2012, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Hải quan Nhật Bản do Tổng cục trưởng Tổng Cục trưởng Hải quan Nhật Bản Atsuo Shibota dẫn đầu. Cùng tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn; đại diện lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Văn phòng Bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế.

Toàn cảnh buổi làm việc.Ảnh:MT

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Vương Đình Huệ và đoàn Hải quan Nhật Bản đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt là hợp tác xây dựng hệ thống hải quan điện tử trên cơ sở VNACCS/VCIS của Nhật Bản. Bộ trưởng nhấn mạnh, chuyến thăm làm việc của đoàn hải quan có ý nghĩa rất quan trọng đến quan hệ hợp tác của ngành tài chính hai nước nói chung và hai cơ quan hải quan nói riêng.

Bộ Tài chính luôn trân trọng sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Hải quan Việt Nam, đặc biệt hỗ trợ về nguồn nhân lực và hiện đại hóa hải quan. Đến nay, với sự trợ giúp quý báu, thiết thực đó, gần 4000 lượt công chức Hải quan được đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau, cung cấp trang thiết bị như máy soi (03 hệ thống tại Cát Lái, Hải Phòng và Lao Bảo), nâng cao năng lực,…Sau thời gian lắp đặt và vận hành, các hệ thống này đã phát huy hiệu quả, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay, Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính là cơ quan thường trực trong đó cơ quan hải quan làm nòng cốt thực hiện dự án hiện đại hóa hải quan Việt Nam, hải quan một cửa và một cửa ASEAN. Để triển khai nhiệm vụ, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ ngành liên quan tích cực triển khai dự án này. Bộ Tài chính đánh giá cao sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản và trực tiếp là cơ quan hải quan Nhật Bản trong nỗ lực giúp Việt Nam hiện đại hóa hải quan cũng như coi dự án hiện đại hóa hải quan Việt Nam mà Chính phủ Nhật Bản đang tài trợ là một thành tố đóng vai trò quyết địnhtrong thành công của dự án hải quan một cửa và một cửa ASEAN. Dự án này, nếu được triển khai thành công sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho DN Việt Nam mà còn cho DN Nhật Bản đầu tư hoạt động tại Việt Nam và cũng là một cơ hội giúp cho các DN Nhật Bản và Chính phủ Nhật Bản là một đầu mối để gia tăng đầu tư thương mại với các nước ASEAN. Với khối lượng công việc triển khai lớn và phức tạp trong thời gian tới, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, tích cực từ phía hải quan Nhật Bản.

Hiện nay, các chương trình chuyên gia dài hạn theo kinh phí của JICA về khảo sát và đánh giá tại Việt Nam đã kết thúc, Việt Nam đang bắt đầu thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA với mức viện trợ 300 triệu yên cho mục tiêu chuyển giao hệ thống hải quan điện tử. Một phần lớn nhất của dự án không hoàn lại này bao gồm phần mềm thông quan và phần cứng của Trung tâm dữ liệu, hiện đang gấprút hoàn thiện các bước phát triển để tiến tới ký kết chính thức trong thời gian tới. Thời gian còn lại trong tháng hai và ba để hoàn tất các thủ tục là hết sức gấp rút, Hải quan Việt Nam và Nhật Bản phải hết sức nỗ lực để kết thúc sớm các thủ tục triển khai chính thức hoạt động xây dựng hệ thống.

Bộ trưởng cũng cho biết, dự án về CNTT là phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro, đặt biệt là phần mềm áp dụng phù hợp cho một nước cụ thể nào đó không phải là dễ dàng. Tương tự như vậy, việc hình thành hệ thống, khả năng tiếp cận công nghệ và sử dụng lâu dài của dự án này là những vấn đề lớn đặt ra. Những khó khăn như vậy đã gặp phải với một số dự án khác như của WB và đối tác khác đối với hiện đại hóa ngành thuế và hải quan Việt Nam, Bộ trưởng đề nghị Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản chỉ đạo các cơ quan hữu quan của Nhật Bản có kế hoạch làm việc cụ thể để giảm thiểu khắc phục rủi ro cũng như quan tâm tới tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện cho các bộ hải quan Việt Nam sau khi dự án hoàn thành bàn giao cho phía Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam và Bộ Tài chính đặc biệt coi trọng và quan tâm tới diễn biến và thành công của dự án này. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Cơ quan hải quan Việt Nam, và các cơ quan hữu quan sẽ phối hợp chặt chẽ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống. Bộ trưởng sẽ chỉ đạo trực tiếp nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Đây là một dự án lớn với khoản viện trợ hơn 40 triệu đô la, Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn tất các bước để ký kết trong tháng ba và tháng tư có thể khởi động, Bộ trưởng khẳng định.

Tổng Cục trưởng Hải quan Nhật Bản Atsuo Shibota cũng bày tỏ vinh dự tới làm việc tại Bộ Tài chính và cảm ơn Bộ trưởng đã quan tâm chỉ đạo sát sao để các bước chuẩn bị dự án có những thuận lợi bước đầu. Theo ông Atsuo Shibota, việc thực hiện dự án triển khai và xây dựng hệ thống VNACCSđang được hai bên triển khai thuận lợi. Ông cũng cho rằng, dự án này cũng được xây dựng trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai bên, sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam. Để dự án được khởi động thành công,Bộ Tài chính cần quan tâm tới ba điểm quan trọng, đó là các nội dung: Kỹ thuật; Vận hành và duy trì, bão dưỡng hệ thống; Xây dựng môi trường để dự án được triển khai thành công.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã cung cấp những thông tin chi tiết hơn về các khâu chuẩn bị của hải quan Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy dự án sớm được khởi động. Thứ trưởng cũng đề cập tới khả năng chuẩn bị tốt về kinh phí bảo dưỡng duy trì hệ thống của Việt Nam, và một số nội dung kỹ thuật chi tiết khác.

***Sáng cùng ngày, đoàn Hải quan Nhật Bản đã đến thăm và làm việc tại Tổng cục H ải quan . Đây là phiên làm việc tổng thể lần thứ 9 giữa hai Nhóm công tác Hải quan Việt Nam - Nhật Bản về xây dựng và triển khai thực hiện dự án VNACCS/VCIS nhằm thảo luận các nội dung liên quan đến xây dựng thiết kế chi tiết và các hoạt động cụ thể của dự án.

Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cũng khẳng định, việc triển khai dự án VNACCS/VCIS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, then chốt đối với việc thực hiện Chiến lược Cải cách phát triển Hải quan Việt Nam. Và yêu cầu các thành viên nhóm làm việc của Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các bạn đồng nghiệp Nhật Bản, thể hiện tinh thần cầu thị, học hỏi, hợp tác để tiếp nhận kinh nghiệm, trình độ quản lý, đảm bảo dự án thành công. Tổng cục trưởng cam kết sẽ chỉ đạo ưu tiên dành nguồn lực, nhân lực để có thể tiếp nhận, triển khai thành công hệ thống từ đó khẳng định tính ưu việt của NACCS trong môi trường hải quan của một nước đang phát triển như Việt Nam.

Một số thông tin về Dự án triển khai và xây dựng hệ thống VNACCS cho Việt Nam:

Nhằm giúp Việt Nam thực hiện hoàn chỉnh hải quan điện tử và cơ chế một cửa trên toàn quốc. Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ toàn bộ gói chuyển giao hệ thống NACCS của Nhật Bản cho Việt Nam. Gói hỗ trợ hoàn chỉnh sẽ bao gồm công nghệ thông tin, cùng với quản lý hải quan hiện đại, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cải cách pháp luật, thủ tục cảng điện tử, thiết lập cảng một cửa và nhiều hỗ trợ mạnh mẽ khác về hiện đại hóa hải quan…thông qua viện trợ không hoàn lại, thực hiện trong vòng 03 năm.

Để thực hiện gói hỗ trợ kỹ thuật này, phía Nhật Bản đã thống nhất sẽ chia thành các gói hỗ trợ do yêu cầu về nguồn vốn của Nhật Bản, cụ thể như sau:Gói 1: Dự án HTKT cho Hải quan điện tử và một cửa do Chính phủ Nhật tài trợ (hay còn gọi là Dự án viện trợ không hoàn lại – Grand Aid); Gói 2: Dự án hỗ trợ kỹ thuật bằng nguồn vốn của JICA; Gói 3: Chuyên gia dài hạn; Gói 4: Chương trình hợp tác song phương giữa Hải quan Việt Nam và Nhật Bản (bằng nguồn riêng của Hải quan Nhật Bản và TCHQ)

TH