• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường hợp tác phòng chống ma túy Tiểu vùng sông Mekong

(Chinhphu.vn) - 20 năm qua, cơ chế hợp tác phòng, chống ma túy giữa Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc đã trở thành diễn đàn đa phương quan trọng trong khu vực, đóng góp tích cực trong đấu tranh phòng, chống ma túy.

19/05/2015 12:45
Ảnh: VGP/Doãn Tấn

Sáng 19/5, Hội nghị quan chức cấp cao các nước Tiểu vùng sông Mekong về hợp tác và phòng, chống ma túy đã khai mạc tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho biết: 20 năm qua, cơ chế hợp tác phòng, chống ma túy giữa Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc đã trở thành diễn đàn đa phương quan trọng trong khu vực,  đóng góp tích cực trong đấu tranh phòng, chống ma túy.

Các nước đã thiết lập được một cơ chế hợp tác thống nhất với sự cam kết, quyết tâm cao của các chính phủ và sự ủng hộ hiệu quả, nhiệt tình của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc. Nhờ  đó, các hoạt động hợp tác đa phương và song phương thông qua cơ chế Tiểu vùng ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn.

Hội nghị là diễn đàn quan trọng để các nước gặp gỡ, trao đổi tình hình, kinh nghiệm và kết quả công tác phòng, chống ma túy của mỗi nước. Đồng thời, thảo luận, xây dựng và thống nhất những giải pháp chiến lược về công tác hợp tác phòng, chống ma túy, nâng cao hiệu quả của cơ chế hợp tác đa phương cũng như song phương trong vùng.

Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế dành cho công tác phòng, chống ma túy suy giảm, việc duy trì hiệu quả cơ chế hợp tác Tiểu vùng phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia tích cực của các nước thành viên.

Điều đó, đòi hỏi các nước cần phải nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược kiểm soát ma túy; tăng cường hơn nữa tính tự chủ, trực tiếp tham gia xây dựng các sáng kiến phòng, chống ma túy của khu vực và chia sẻ kinh nghiệm huy động các nguồn lực cho công tác này.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Bản Thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma túy Tiểu vùng sông Mekong; Kế hoạch hành động Tiểu vùng, những thỏa thuận đạt được tại hội nghị cấp Bộ trưởng năm 2013 tại Myanmar và Hội nghị quan chức cấp cao năm 2014 tại Trung Quốc; rà soát hiện trạng tài chính và thảo luận cơ chế huy động các nguồn lực.

Đồng thời, thảo luận các sáng kiến hợp tác mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tiều vùng; hoàn thiện, thống nhất các văn kiện để trình hội nghị cấp Bộ trưởng thông qua.

Doãn Tấn