• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường hợp tác, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội đồng AIPA-42, Phiên họp Ủy ban Xã hội đã diễn ra vào chiều 24/8. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh dẫn đầu đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên họp.

24/08/2021 17:31

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp trực tuyến ở điểm cầu tại Hà Nội. Ảnh:VGP/Nhật Bắc

Phiên họp của Ủy ban Xã hội diễn ra dưới sự chủ trì của bà Khairunnisa Haji Ash’ari, Thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam.

Tại Phiên họp, các Nghị viện thành viên AIPA đã tiến hành thảo luận về các dự thảo Nghị quyết, bao gồm: Báo cáo Hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy lần thứ 4 (AIPACODD 4); Tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Brunei Darussalam đề xuất); Vai trò của công nghệ tạo thuận lợi cho người tham gia bầu cử nhiều hơn (Malaysia đề xuất); Đưa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) toàn cầu để thực hiện hiệu quả ở cấp quốc gia (Malaysia đề xuất).

Vấn đề về tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nội dung lớn được các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến tại thảo luận.

Đại biểu đến từ các Nghị viện thành viên đều nhất trí cho rằng, biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn đối với toàn cầu, vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng. ASEAN đang là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế tốt, nhưng cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu, do đó cần có sự hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu tích cực hơn.

Các nước thành viên cần tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, tạo ra những cơ chế phù hợp để có thể xử lý các vấn đề khí hậu trực tuyến; cùng nhau hành động thực chất, đưa ra những chiến lược hợp tác với lộ trình, công cụ hữu hiệu để vượt qua những thách thức này.

Tham gia thảo luận về nội dung này, Đoàn Việt Nam khẳng định luôn coi trọng tăng cường hợp tác có trách nhiệm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều luật, nghị quyết, quy định lồng ghép các chính sách, cơ chế, thông qua ngân sách, thực hiện các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu.

Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước. Tạo lập hành lang pháp lý để phát triển dịch vụ nội dung số về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu.

Nhận thức biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc các điều ước và thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu.

Từ thực tiễn hoạt động của Việt Nam và đứng trước những yêu cầu, thách thức đặt ra đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam cho rằng cần phải có giải pháp tăng cường hợp tác có hiệu quả hơn nữa để góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của hệ sinh thái để khôi phục, cải thiện và duy trì các hệ sinh thái chống chịu biến đổi khí hậu. Các quốc gia cần phải đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua đó, tạo ra tác dụng kép cho nền kinh tế, vừa cắt giảm khí thải, vừa trợ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Đồng thời, các Nghị viện thành viên AIPA cần tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giám sát, thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Nghị viện thành viên AIPA có tiếng nói chung, thúc đẩy Chính phủ các nước thành viên tăng cường hợp tác bên trong; chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia phát triển bên ngoài để thúc đẩy, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số bao trùm trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng,... nhằm kiểm soát, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Bên cạnh đó, Đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần tổ chức diễn đàn hợp tác AIPA về thúc đẩy chuyển đổi số bao trùm. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động hợp tác quốc tế theo chiều sâu để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ giám sát biến đổi khí hậu.

Nguyễn Hoàng