Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện bệnh để chữa trị kịp thời - Ảnh minh họa |
Do vậy, để chủ động phòng, chống và không để dịch bùng phát, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, theo dõi và quản lý tốt sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường; phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện bệnh để thông báo ngay cho gia đình và cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh các kiến thức về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đau mắt đỏ. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Nhà trường cần hướng dẫn cho trẻ em, học sinh, sinh viên có ý thức và kỹ năng phát hiện bệnh, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đau mắt đỏ như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch; không dùng chung vật dụng cá nhân, thực hiện vệ sinh phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; cung cấp đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ nhân viên nhà trường; Thường xuyên làm vệ sinh môi trường trường học, đặc biệt là các công trình cấp nước, công trình vệ sinh.
Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học và các quy định về phòng, chống dịch bệnh trong trường học.
Khánh Linh