• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người

(Chinhphu.vn) - Một số địa phương đã xuất hiện bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn ở người. Hoạt động đề phòng, chống lây nhiễm bệnh, nhiều biện pháp phòng, chống đã được triển khai.

30/07/2014 15:19

Liên cầu khuẩn lợn là loại bệnh gây hại cho người và lợn, đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó thường gặp ở lợn và người là chủ yếu. Bệnh thường diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ lợn thiếu an toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác.

Hiện nay, một số địa phương trên toàn quốc đã ghi nhận có trường hợp người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Để tránh nguy cơ lây lan bệnh, các địa phương đã chủ động lên kế hoạch phòng, chống bệnh này.

Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống nhiễm liên cầu lợn ở người. Trong đó, yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Chi cục Thú y thành phố nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn lợn để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên người; hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý ổ dịch cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; đồng thời tổ chức giám sát, điều tra dịch tễ đối với các ca bệnh nghi do nhiễm liên cầu lợn tại các bệnh viện Trung ương, bệnh viện bộ, ngành và các bệnh viện tuyến thành phố để kịp thời xử lý ổ dịch tại cộng đồng, đảm bảo trang thiết bị, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch.

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã phải phối hợp với các trạm thú y nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn lợn; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan sang người; giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các bệnh viện được phân cấp và cộng đồng, tổ chức xử lý triệt để ổ dịch, tăng cường tuyên truyền để nhân dân biết các biện pháp phòng bệnh.

Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường khám sàng lọc để phát hiện sớm ca bệnh, thông báo cho Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã điều tra, xử lý ổ dịch tại cộng đồng theo quy định.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, các Phòng y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lâm sàng nghi liên cầu lợn ở người tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực cũng như tại cộng đồng, điều tra dịch tễ và phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Các đơn vị chức năng liên quan cũng đã tăng cường truyền thông trong cộng đồng về bệnh liên cầu lợn ở người và cách phòng chống.

Để phòng, chống lây nhiễm liên cầu lợn sang người và hạn chế thấp nhất tử vong, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cũng chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt không ăn tiết canh và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thực hiện tốt bảo hộ lao động khi tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn và thực hiện thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tăng cường giám sát, thường trực 24/24 giờ, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, điều tra các trường hợp tiếp xúc để theo dõi và phát hiện sớm, tổ chức điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với ngành NNPTNT trong việc giám sát, chia sẻ thông tin các trường hợp lợn bị mắc bệnh, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan; chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị và đội cơ động phòng chống dịch đế sẵn sàng ứng phó khi bệnh dịch xảy ra...

Phương Nhi