• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm, vật liệu nổ công nghiệp

(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua ở Việt Nam xảy ra một số sự cố cháy nổ nguy hiểm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người như sự cố hóa chất độc hại sau vụ cháy tại kho cảng Đức Giang, Long Biên, Hà Nội và cháy nhà xưởng sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh…

18/08/2020 17:16

Ảnh minh họa

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp làm cho sản xuất, lưu thông bị đình đốn, dẫn đến các hóa chất nguy hiểm, tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp (HCNH, TCTN và VLNCN) có thể phải tồn trữ với số lượng lớn tại các kho chứa, kho ngoại quan, bãi cảng tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ xảy ra các sự cố, thảm họa, điển hình trên thế giới là vụ nổ liên quan đến tồn trữ Amoni Nitrat tại cảng Beirut, Lebanon vào ngày 04/8/2020.

Trước thực trạng trên, để đảm bảo an toàn trong tồn trữ, bảo quản HCNH, TCTN và VLNCN, không để xảy ra các sự cố, thảm họa gây thiệt hại về con người, tài sản, mất an ninh và trật tự xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị nhằm tăng cường công tác quản lý HCNH, TCTN và VLNCN, cụ thể:

Cục Hóa chất có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; đôn đốc các địa phương tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hoá chất cấp tỉnh theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra HCNH, TCTN lưu thông trên thị trường và xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các đơn vị công an, môi trường kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp  bảo quản TCTN, VLNCN bảo đảm khoảng cách an toàn với các khu vực dân cư, các khu vực công cộng, trường học, bệnh viện; tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch, lộ trình di dời kho chứa HCNH, TCTN và VLNCN ra khỏi các địa điểm nêu trên.

Bộ Công Thương yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty có hoạt động HCNH, TCTN và VLNCN có nhiệm vụ: Thực hiện thống kê chi tiết các kho chứa, vị trí tồn trữ của cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng HCNH, TCTN và VLNCN do Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty quản lý và báo cáo về Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp theo chức năng quản lý.

Các đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ bảo quản HCNH, TCTN, VLNCN phải xây dựng Biện pháp và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của HCNH, TCTN, VLNCN; bảo đảm tốt nhất khả năng phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra sự cố.

LP