• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường " Sức mạnh mềm " trong cuộc chiến chống khủng bố

(Chinhphu.vn)- Nhân kỷ niệm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, LHQ mới đây đã kêu gọi các nước tăng gấp đôi nỗ lực chống khủng bố, tăng cường thực hiện các biện pháp "sức mạnh mềm" (cải thiện giáo dục, thúc đẩy tôn trọng quyền con người...) thay vì các biện pháp "sức mạnh cứng" không ngăn chặn được các cuộc tấn công khủng bố.

12/09/2010 16:27

Người dân Afghanistan trong cuộc biểu tình phản đối kế hoạch đốt kinh Koran của một nhà thờ ở Mỹ, ngày 10/9/2010. Nguồn ảnh: VOA tiếng Việt

“Sức mạnh cứng” không ngăn chặn được khủng bố

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cách nay đã 9 năm khiến người dân Mỹ trở nên hoài nghi về thế độc tôn của nước này trên trường quốc tế, hoài nghi về sức mạnh thực sự của siêu cường này và kèm với đó là cảm giác lo sợ, bất an.

Vụ khủng bố 11/9 đã kéo Mỹ vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq rồi cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu kèm theo những khoản tiền khổng lồ.

Trong khi cả thế giới nhớ lại ngày 11/9/2001, thì một nhóm gồm 50 thành viên thuộc nhà thờ Dove World Outreach theo phái Phúc âm ở bang Florida (Mỹ) do mục sư Terry Jones đứng đầu, công bố kế hoạch đốt nhiều cuốn kinh Koran của người Hồi giáo trong ngày 11/9. Dự định này đã bị dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ do lo ngại nó có thể đưa đến những xung đột giữa người Ki tô giáo và người Hồi giáo trên phạm vi toàn cầu.

Tổ chức Cảnh sát Quốc tế ngày 9/9 cảnh báo nếu một nhà thờ Mỹ vẫn thực hiện lời đe dọa đốt các bản sao kinh Koran thì điều này có thể sẽ gây ra những vụ tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Trước sự phản đối của dư luận ngày 9/9 mục sư Terry Jones, đã tuyên bố từ bỏ kế hoạch đốt kinh Koran nói trên.

Nhân kỷ niệm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, LHQ mới đây đã kêu gọi các nước tăng gấp đôi nỗ lực chống khủng bố.

Chiến lược chống khủng bố toàn cầu, được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2006, gồm 4 phần chính là loại trừ các điều kiện có thể phát sinh và phổ biến khủng bố; ngăn chặn và đấu tranh chống khủng bố; tăng cường năng lực của các quốc gia và vai trò của LHQ trong cuộc chiến chống khủng bố, đảm bảo tôn trọng quyền con người và luật pháp trong cuộc chiến chống khủng bố.

LHQ lưu ý các nước cần tăng cường thực hiện các biện pháp "sức mạnh mềm" (cải thiện giáo dục, thúc đẩy tôn trọng quyền con người...) thay vì các biện pháp "sức mạnh cứng" không ngăn chặn được các cuộc tấn công khủng bố.

Cảnh báo về “cơn sốt” đất nông nghiệp

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cảnh báo nếu không được quản lý tốt, "cơn sốt" đất nông nghiệp đang tăng cao ở các nước đang phát triển có thể đe dọa môi trường và xã hội của những nước này.

WB nhấn mạnh biến động về giá lương thực là nhân tố chủ chốt đằng sau cơn sốt mua đất nông nghiệp quy mô lớn ở các nước đang phát triển. Chỉ riêng trong năm 2009, diện tích đất nông nghiệp được giao dịch mua bán quy mô lớn đã lên tới 45 triệu hécta và xu hướng sốt đất nông nghiệp sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trước đó cũng cảnh báo đất nông nghiệp của khu vực châu Á có nguy cơ bị các nhà đầu tư nước ngoài thao túng. Theo ADB, trong một thời gian dài trước đây, nông nghiệp từng bị coi là lĩnh vực không quan trọng. Nhưng hiện nay, thế giới đã nhận ra rằng nông nghiệp cũng là một ngành kinh doanh, một phần do lo ngại về an ninh lương thực và sự bất ổn của thị trường. Do đó, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đổ vốn vào nông nghiệp và đây là yếu tố làm thay đổi khu vực nông thôn của châu Á.

FAO cho rằng, “chìa khóa” để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài toàncầu là tăng đầu tư vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển.

Ngày 7/9, Tổ chức Lương Nông LHQ khẳng định thế giới không có nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu mặc dù hạn hán đã làm mất mùa lúa mì ở Nga. Dự trữ ngũ cốc toàn cầu vẫn ở mức cao và mặc dù hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại lớn đối với mùa lúa mì tại Nga, tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2010 vẫn đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Tuy nhiên, FAO cho rằng trong bối cảnh hiện nay, “chìa khóa” để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài toàn cầu là tăng đầu tư vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển.

Theo Viện Nước quốc tế Stockholm, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái Đất, với trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông hồ và biển cả. Còn tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước. Thực tế này đã khiến nguồn nước dùng cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Kế hoạch kinh tế mới của Mỹ

Tại thành phố Cleveland thuộc bang Ohio ngày 8/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phác thảo một loạt chương trình về kinh tế ước tính trị giá 180 tỷ USD, bao gồm gia hạn các chương trình hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tuyển thêm nhân công, thúc đẩy tăng trưởng việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục 9,6%. Trước đó, ngày 6/9, nhân Ngày lễ Lao động của Mỹ, ông Obama đã công bố kế hoạch tạo việc làm dài hạn mới, kéo dài 6 năm, theo đó, chính quyền sẽ đầu tư ban đầu khoảng 50 tỷ USD để tái thiết và mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường băng hàng không và hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu.

Kế hoạch kinh tế mới của Tổng thống Obama được công bố cùng ngày khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ xuất hiện nhiều dấu hiệu chững lại trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức xấp xỉ 2 con số và ngành bất động sản vẫn gặp khó khăn.

Nguyễn Chiến