• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động

(Website Chính phủ) - Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Báo cáo công bố tại Hội nghị nêu rõ: Các nghiên cứu về lịch sử Đảng đã góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang và những phẩm chất cao quý của Đảng, góp phần tổng kết lý luận và hoạch định đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

03/03/2008 11:30
 

Năm 2007, cả 64 tỉnh, thành phố đều đã biên soạn lịch sử đảng bộ đến năm 1975

Phát biểu với Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định: “Công tác lịch sử Đảng đã góp phần làm sáng tỏ hơn sự ra đời, phát triển của Đảng, làm cho lịch sử Đảng thấm sâu hơn vào tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng, góp phần đấu tranh có hiệu quả chống lại các luận điệu sai trái và âm mưu của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Các địa phương và ban, ngành, đoàn thể Trung ương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự Đảng với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng.

“Phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị-tư tưởng của các cấp ủy Đảng, của tổ chức Đảng”, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh và chỉ đạo, các cơ quan lưu trữ ở Trung ương và địa phương xây dựng quy chế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, khai thác hợp lý các nguồn tư liệu tại các kho lưu trữ, phục vụ trực tiếp công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, rộng khắp và phù hợp với từng đối tượng để phát huy tác dụng của các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, góp phần vào xây dựng, củng cố niểm tin, lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Chỉ thị, Báo cáo tổng kết cho biết, đến cuối năm 2007, cả 64 tỉnh, thành phố đều đã biên soạn lịch sử đảng bộ đến năm 1975, nhiều tỉnh, thành đã biên soạn lịch sử đảng bộ đến năm 2000. Đội ngũ cán bộ lịch sử Đảng đã được tăng cường, kiện toàn, 62/64 tỉnh, thành phố đã có phòng lịch sử Đảng, 96% cán bộ có trình độ đại học trở lên.
Đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị ngành khoa học lịch sử Đảng phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa công việc tổng kết những vấn đề lịch sử Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tổng kết thấu đáo những vấn đề của 20 năm đổi mới.

Hội Vũ