• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

(Chinhphu.vn) – 4 vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm: Iốt; sắt; kẽm; vitamin A. Các thực phẩm muối, bột mỳ, dầu ăn, nước mắm, xì dầu bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng.

16/06/2015 16:51

Ảnh minh họa

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định về vi chất dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các biện pháp thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nhằm phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo dự thảo, 4 vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm: Iốt; sắt; kẽm; vitamin A.

Vi chất dinh dưỡng khuyến khích tăng cường vào thực phẩm phải thuộc Danh mục vi chất dinh dưỡng được phép bổ sung vào thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng theo quy định trên được tăng cường vào thực phẩm phải đạt yêu cầu về chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng

Theo dự thảo, các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng: 1- Muối dùng để ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm, bao gồm cả sản xuất bột canh, hạt nêm, nước mắm và các gia vị mặn khác phải tăng cường iốt; 2- Bột mỳ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm; 3- Dầu ăn dùng để ăn trực tiếp hoặc được sử dụng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường vitamin A; 4- Nước mắm và xì dầu (nước tương) dùng ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu sản xuất thực phẩm phải tăng cường sắt.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ soát xét và bổ sung thêm các thực phẩm phải tăng cường vi chất dinh dưỡng khi có đầy đủ báo cáo đánh giá và bằng chứng về sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung vào danh sách trên.

Dự thảo nêu rõ, bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm phải tăng cường 4 vi chất dinh dưỡng trên vào thực phẩm theo quy định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc Danh mục được phép bổ sung vào thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực phẩm tăng cường vận động, tuyên truyền người dân sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn