• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng giá dịch vụ y tế: Người bệnh không ảnh hưởng nhiều

(Chinhphu.vn) - Đại diện Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) đều khẳng định việc tăng giá dịch vụ y tế bắt đầu từ hôm nay (1/3/2016) không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chi trả của người bệnh. Đặc biệt, người nghèo và đối tượng chính sách sẽ không bị ảnh hưởng.

01/03/2016 10:15

Người dân chờ khám tại BV Bạch Mai ngày 29/2. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Từ hôm nay (1/3), giá của 1.887 dịch vụ kỹ thuật y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được điều chỉnh tăng bình quân khoảng 30% so với trước đó.

Quy định này được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế-Tài chính về thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc.

Mức giá mới của các dịch vụ y tế này sẽ gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết thực chất việc tăng giá lần này không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ mà là chuyển các khoản chi trước đây của Nhà nước bao cấp trực tiếp cho các BV vào giá sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Trước mắt, mức giá lần này chỉ áp dụng đối với thanh toán BHYT, nên người không có thẻ BHYT (hiện chiếm khoảng 25% dân số) sẽ không phải chi trả thêm do giá dịch vụ vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, thời gian tới, việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ áp dụng cho mọi đối tượng, vì vậy những người chưa có thẻ BHYT cần tham gia BHYT để tránh việc phải chi trả cao khi mắc bệnh nặng, chi phí lớn.

Với người có thẻ BHYT, trong đó, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách sẽ không bị ảnh hưởng vì đã được ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính khác hỗ trợ mua thẻ BHYT. Những đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 100%, trong đó phần tăng thêm cũng được BHYT thanh toán cho BV.

Đối tượng khám chữa bệnh BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ không nhiều, bởi với giá mới, người bệnh không phải trả thêm phần chênh lệch cho BV như trước đây.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách BHYT (BHXH VN), việc tăng giá dịch vụ y tế thống nhất trên toàn quốc sẽ khuyến khích các BV phát triển kỹ thuật y tế, đồng thời người dân được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn và được BHXH thanh toán, tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên,  ở một số BV Trung ương và BV của Hà Nội, phần lớn người dân khi đi khám chữa bệnh chưa biết thông tin về tăng giá dịch vụ y tế và có biết cũng chỉ là nghe nói tăng, chứ không biết cụ thể tăng như thế nào.

Đại diện một số BV cũng cho biết, khi triển khai Thông tư 37, phía BV sẽ gặp một số khó khăn trong thanh toán BHYT cho người bệnh. Vì danh mục các kỹ thuật y tế của Thông tư 37 đang chồng chéo với danh mục kỹ thuật tại Thông tư 43/2013/TT-BYT của Bộ Y tế mà Thông tư 43 này vẫn đang có hiệu lực nên rất khó trong thanh toán BHYT cho người bệnh.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/3, mỗi BV sẽ có ít nhất 3 loại đối tượng chi trả viện phí, gồm: Chi trả trực tiếp, chi trả theo BHYT và chi trả theo yêu cầu. Điều này có thể gây chút lúng túng cho các BV trong việc thanh toán với người bệnh.

Thúy Hà