• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng hiệu quả giáo dục tại xã, phường, thị trấn

(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

09/12/2015 17:05

Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp có tính chất tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Sau 2 năm thực hiện, một số quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

Qua công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp thấy rằng, thời gian tối đa cho việc hoàn thành một số công việc cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền bị kéo dài không cần thiết, cần phải được rút ngắn nhằm đẩy nhanh quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, ví dụ như: thời gian Trưởng Công an cấp xã kiểm tra thông tin kể từ khi nhận được đề nghị lập hồ sơ đề nghị (5 ngày làm việc); thời gian Trưởng Công an cấp xã nhận hồ sơ đề nghị phải kiểm tra hồ sơ, bổ sung các thông tin, tài liệu đối với trường hợp hồ sơ từ nơi khác gửi đến (5 ngày làm việc)…

Bên cạnh đó, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thời hạn cho các cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành một số công việc như: thời hạn cơ quan Công an thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ; thời hạn cơ quan Công an chuyển hồ sơ cho Chủ tịch UBND cấp xã; thời hạn Chủ tịch UBND cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an xã kiểm tra, bổ sung thông tin, tài liệu trong trường hợp hồ sơ từ nơi khác chuyển đến… Việc chưa có quy định cụ thể thời hạn cho các công việc nêu trên chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc áp dụng pháp luật không có sự thống nhất, dễ dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, khiến cho thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn bị kéo dài, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác xử lý vi phạm hành chính.

Dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian đã được quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; đồng thời, bổ sung các quy định cụ thể về thời gian thực hiện và hoàn thành một số công việc trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất thời gian Trưởng Công an cấp xã kiểm tra thông tin kể từ khi nhận được đề nghị lập hồ sơ đề nghị rút xuống từ 5 ngày làm việc xuống còn 2 ngày làm việc.

Thời gian công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an rút xuống từ 3 ngày làm việc xuống còn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất quy định thời hạn xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 3 ngày làm việc.

Dự thảo đề xuất quy định Trưởng Công can cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm trực tiếp chuyển hồ sơ cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở (không qua bước đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chuyển hồ sơ). Theo dự thảo, mốc thời gian cơ quan Công an phải chuyển hồ sơ đề nghị cho Chủ tịch UBND cấp xã là 1 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú của đối tượng và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn