• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tầng ozon ở Bắc Cực suy giảm mạnh

(Chinhphu.vn) - Trong khoảng thời gian từ đầu mùa đông đến cuối tháng 3/2011, độ dày của tầng ozon ở Bắc Cực đã giảm khoảng 40%. Đây là mức suy giảm kỷ lục ghi nhận được.

06/04/2011 14:13

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, trong mùa đông vừa qua, tầng ozon ở Bắc Cực đã bị thiệt hại với tốc độ kỷ lục do các chất phá huỷ tầng ozon tiếp tục tồn tại và nhiệt độ qua thấp.

Khoảng thời gian từ đầu mùa đông đến cuối tháng 3/2011, độ dày của tầng ozon ở Bắc Cực đã giảm khoảng 40% (mức giảm cao nhất trước đây mà WMO ghi nhận được là khoảng 30%).

Tầng ozon bị phá huỷ là do có các chất CFC (sử dụng trong sản xuất tủ lạnh, bình chữa cháy) dù được cắt giảm theo Nghị định thư Motreal về các chất gây hại đối với tầng ozon. Bên cạnh đó mùa đông vừa qua là mùa đông rất lạnh ở tầng bình lưu cũng khiến tầng ozon suy giảm.

Tổng Thư ký WMO Michel Jarraud cho biết mức độ tầng ozon bị mất đi trong mỗi mùa đông phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng. Mức độ suy giảm của tầng ozon năm 2011 khiến chúng ta vẫn phải thận trọng theo dõi nghiêm ngặt tình hình tại Bắc Cực trong những năm tới.

 Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu (tính từ mặt đất) tồn tại một lớp không khí giàu khí ozon (O3) thường được gọi là tầng ozon. Nó ngăn cản phần lớn các tia cực tím không cho xuyên qua bầu khí quyển trái đất.

Do đó, nếu tầng ozon bị thủng, một lượng lớn tia cực tím sẽ chiếu thẳng xuống trái đất. Con người sống trên trái đất có thể mắc bệnh ung thư da; thực vật bị nhiều tia cực tím chiếu vào sẽ mất dần khả năng miễn dịch; các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần.

Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo ngại về hiện tượng thủng tầng ozon.

Đức Phú