• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á’

(Chinhphu.vn) - Nikkei Asia cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể vẫn kéo dài trong những năm tới.

24/02/2021 08:08
Dự báo phục hồi GDP của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (đường màu cam) trong năm 2021

Theo Nikkei Asia, năm 2021, các nền kinh tế Đông Nam Á đang hướng đến mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng như trước giai đoạn đại dịch COVID-19. Mặc dù vậy, các dự báo cho thấy rủi ro vẫn tiếp tục "rình rập".

Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 2,9% nhờ thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cũng như xuất khẩu mạnh mẽ đồ điện tử và các sản phẩm tiêu dùng khác. Việt Nam cũng đang đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics nhận định, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể vẫn kéo dài trong những năm tới.

Trước giai đoạn đại dịch COVID-19, tăng trưởng bình quân GDP khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 5% trong nhiều năm liền, là một trong những khu vực năng động nhất thế giới. Đông Nam Á cũng là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, với dân số tương đối trẻ thúc đẩy nhu cầu tăng cao và cung cấp nhiều lao động cho các hoạt động sản xuất. Những lợi thế này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng trước tiên, các quốc gia trong khu vực cần ngăn chặn triệt để COVID-19.

Trước đó, nhiều tờ báo Nhật Bản cũng như quốc tế đưa ra dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam. Trong đó, bài viết với tiêu đề “Vượt qua đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi”, của Tiến sĩ, Nhà báo Bùi Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí nghiên cứu Security Anpo, số 267 phát hành tháng 1/2021 của Nhật Bản, đã thu hút sự quan tâm lớn của độc giả Nhật Bản.

Mở đầu bài viết nhận định, đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng khủng khiếp tới sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới và nhiều nước đạt mức tăng trưởng kinh tế âm. Nhưng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đã đạt được mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên với 2,91% và năm 2021 dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao, trở thành điểm sáng của nền kinh tế thế giới.

Tác giả cho biết có nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021. Một ngân hàng uy tín của Anh dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng 7,8%. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán mức tăng trưởng 6,3%. Nhiều chuyên gia, tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới khác lạc quan về mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ít nhất cũng phải từ 6% trong những năm tới.

Từ đó, tác giả nhận định: Việt Nam vẫn là khu vực đầu tư thu hút quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc ký kết nhiều Hiệp định mang tính quốc tế, Việt Nam cam kết sẽ hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…có mong muốn chuyển sang hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch khởi nghiệp tại chính Việt Nam.

An Bình