• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động

(Chinhphu.vn) - Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng xanh, bên cạnh các chính sách vĩ mô của Đảng, Chính phủ thì quá trình nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp xã hội, người dân có vai trò vô cùng quan trọng.

27/12/2023 17:23

Dự kiến đến năm 2050, với quy mô dân số thế giới ước tính khoảng 10 tỷ người, những cá nhân được đào tạo và có lối tiêu dùng bền vững sẽ đóng góp đáng kể vào nỗ lực giảm thải, nâng cao mức độ hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thực hành các hành động thân thiện với môi trường trong xã hội và trong các lĩnh vực khác nhau.

Chính vì vậy, việc tuyên truyền một cách có hệ thống, sâu rộng để giúp chuyển đổi tư duy trong lối sống, lối tiêu dùng, từ "xám" sang "xanh" tới người dân, doanh nghiệp (DN) và cộng đồng xã hội có vai trò then chốt tới quá trình thực hiện tăng trưởng xanh (TTX) và phát triển bền vững.

Báo Điện tử Chính phủ đã trao đổi với một số chuyên gia, diễn giả, đại diện doanh nghiệp về vai trò của quá trình từ nâng cao nhận thức đến thúc đẩy hành động TTX trong xã hội, cộng đồng.

Thay đổi nhận thức, tư duy kinh doanh

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD):

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD cho rằng để thực hiện mục tiêu TTX cần chuyển đổi tư duy kinh doanh một cách hệ thống - Ảnh: VGP/Huy Thắng

Các DN cần chuyển đổi tư duy kinh doanh một cách hệ thống. Đó là, chuyển từ kinh doanh truyền thống sang tư duy kinh doanh vị tự nhiên (phương thức kinh doanh tạo những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên), từ đó DN không chỉ giúp bảo vệ môi trường, đóng góp vào ứng phó biến đổi khí hậu mà còn tạo ra tăng trưởng trong dài hạn cho chính DN.

Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH), chuyển dịch năng lượng công bằng, cắt giảm phát thải carbon đều là những hướng đi của DN chọn kinh doanh "vị tự nhiên".

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy thiết lập một hệ thống giải trình toàn cầu hướng tới mục tiêu net zero có thể đánh giá những đóng góp của DN trong hành động ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, giúp xây dựng kế hoạch chuyển đổi và báo cáo thông tin đến các bên liên quan; giúp thu hút đầu tư hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu của DN.

Về vấn đề trách nhiệm giải trình, VCCI/VBCSD đã đi tiên phong từ rất sớm trong việc xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI), không chỉ làm thước đo đánh giá mức độ phát triển bền vững của các DN tham gia chương trình CSI hàng năm, mà trên hết CSI hướng đến mục tiêu làm công cụ hỗ trợ DN Việt Nam thực hiện quản trị DN bền vững hiệu quả hơn, thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn, lập báo cáo bền vững, báo cáo theo khung ESG (môi trường - xã hội - quản trị) một cách dễ dàng hơn.

Bởi vì, kinh doanh truyền thống, kinh doanh vị lợi nhuận đã không còn là một lựa chọn tối ưu. Thay vào đó, DN cần chuyển đổi sang kinh doanh "vị tự nhiên". Đây là một khái niệm mới đang nhận được sự ủng hộ của cộng đồng DN toàn cầu.

Nâng cao nhận thức cho toàn xã hội

PGS.TS. Nguyễn Công Thành, Trưởng Bộ môn Kinh tế-quản lý tài nguyên và môi trường (Trường ĐH Kinh tế quốc dân), thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH:

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 2.

PGS.TS. Nguyễn Công Thành - Ảnh: VGP/Minh Thi

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách để thúc đẩy cho TTX, phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa những chính sách này để phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng.

Cụ thể, để triển khai nền KTTH cần có những giải pháp cụ thể từ vĩ mô đến vi mô, như thực thi các chiến lược, chính sách, ưu đãi để thúc đẩy đầu tư xanh trong nông nghiệp; xây dựng khuôn khổ pháp lý, hướng dẫn và quy định liên quan đến giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị; thiết lập hệ thống dữ liệu, công cụ đo lường, kiểm soát, báo cáo phát thải và hoạt động kiểm toán/xác thực cho các phạm vi phát thải.…

Đặc biệt, để biến những chính sách, quy định của quá trình TTX đi vào đời sống kinh tế - xã hội thì nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của KTTH, TTX và phát triển bền vững tới DN, cộng đồng, người dân có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, chính các đối tượng này là thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu dùng của xã hội. 

Do đó, tuyên truyền, chỉ rõ vai trò, lợi ích của TTX, KTTH một cách có hệ thống cần phải triển khai trong toàn xã hội để các đối tượng, tầng lớp trong cộng đồng hiểu rõ vai trò của TTX. Như vậy sẽ giúp đạt được rất nhiều mục tiêu. Đó là phát triển kinh tế tốt hơn, giảm thiểu phát thải, giảm chi phí cho DN, giảm giá thành cho người tiêu dùng, tạo công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ sở…

Vai trò của khối DN vì mục tiêu chung

Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn:

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 3.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn - Ảnh: VGP/Minh Thi

Một đối tượng mà quá trình hoạt động tác động trực tiếp và sâu rộng đến quá trình TTX chính là cộng đồng DN, thành phần đóng một vai trò then chốt trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, ý thức, tư duy, nhận thức của cộng đồng DN sẽ tác động trực tiếp tới kết quả của việc thực hiện mục tiêu này.

Các DN trên thế giới hiện nay không chỉ tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong phạm vi DN mình, mà họ đang quan tâm và dành nguồn lực, đầu tư cho việc tăng cường sự tham gia và nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp, các bên liên quan trong chuỗi giá trị của DN, từ đó tạo thành một hệ sinh thái bền vững của DN.

Để thực hiện mục tiêu TTX, KTTH và các cam kết quốc tế, Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân gồm các DN, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau nhưng cùng một mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững. DN phải là đối tượng tiên phong trong các hoạt động và mục tiêu nói trên.

Thúc đẩy các mô hình mới, sáng tạo

Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và truyền thông tại Nestlé Việt Nam:

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 4.

Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và truyền thông tại Nestlé Việt Nam cho biết, Nestle' Việt Nam có sáng kiến "Giảm thải cacbon tại thượng nguồn chuỗi cung ứng"

Các mô hình mới, hiệu quả; các sáng kiến của địa phương, DN, cá nhân về TTX, KTTH cần được truyền thông, tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, DN và xã hội.

Là một DN đã có kinh nghiệm về TTX, KTTH từ nhiều năm qua, Nestle' Việt Nam đã đưa ra giải pháp rất độc đáo và hiệu quả là "Giảm thải cacbon tại thượng nguồn chuỗi cung ứng". 

Phát thải từ hoạt động nông nghiệp, khâu nguyên liệu đầu vào (thượng nguồn ) chiếm hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của tập đoàn nên Nestle' đã tập trung đầu tư cho giảm phát thải từ khâu sản xuất. 

Theo đó, để giảm phát thải tại thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé triển khai 2 giải pháp chiến lược là thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và bảo tồn, tái tạo rừng.

Nông nghiệp tái sinh của Nestle' Việt Nam được cụ thể hóa bằng chương trình NESCAFÉ PLAN triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011 đã đem lại những tác động tích cực cho môi trường và lợi ích về kinh tế cho người nông dân, như: 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C; 65% vườn cà phê áp dụng mô hình xen canh và nông lâm kết hợp; phân phối hơn 73 triệu cây giống chất lượng cao giúp tái canh hơn 73.000 ha diện tích cà phê già cỗi (tính đến tháng 7/2023).

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Truyền thông và đối Ngoại, Công ty TNHH AEON Việt Nam:

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Truyền thông và đối Ngoại, Công ty TNHH AEON Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của KTTH sẽ giúp các DN định vị và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của mình theo hướng phát triển bền vững.

Là một DN bán lẻ hiện đại, AEON Việt Nam hướng đến người tiêu dùng và đồng hành cùng người tiêu dùng giúp họ thay đổi nhận thức về vai trò của bảo vệ môi trường.

Đơn cử như tại AEON Việt Nam đã không sử dụng túi nilon trong các hoạt động của mình. 

Để tạo thói quen và giúp người tiêu dùng làm quen với chương trình này, AEON Việt Nam đã thiết kế túi môi trường vừa đáp ứng công năng cho người nội trợ, vừa giảm giá cả, vừa thiết kế nhiều mẫu mã, tính tiện dụng từ đó người tiêu dùng dần dần bỏ thói quen sử dụng túi nilon.

Tăng cường vai trò của báo chí trong công tác truyền thông

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phụ trách phía nam:

Tăng trưởng xanh: Nâng cao nhận thức để thúc đẩy hành động- Ảnh 6.

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Đồng hành cùng với những chính sách vĩ mô của Đảng, Chính phủ về nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng về vai trò của TTX, phát triển bền vững, từ đó tuyên truyền và định hướng ý nghĩa của chương trình này tới cộng đồng xã hội có vai trò rất quan trọng của các cơ quan thông tấn, báo chí. 

Bởi vì qua các kênh thông tin chính thống là báo chí sẽ chuyển tải đến công chúng những thông tin cập nhật về các định hướng chiến lược, các chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan đến việc triển khai các cam kết của COP26; chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu, thích ứng biến đổi khí hậu; kinh tế xanh, KTTH...

Các cơ quan truyền thông, báo chí không chỉ là cầu nối mà còn đóng vai trò chủ đạo, tích cực trong việc tuyên truyền, tích cực quảng bá những mô hình tốt trong sản xuất kinh doanh bền vững của nền kinh tế và đồng hành cùng cộng đồng DN để cùng thực hiện phát triển bền vững, góp phần xây dựng một tương lai xanh cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Bên cạnh đó, báo chí cũng là kênh thông tin phát hiện, biểu dương các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cá nhân có nhiều cống hiến, có thành tích và nỗ lực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hữu ích, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, qua đó khẳng định và nhân rộng, lan toả những mô hình, sáng kiến mới, hiệu quả tới toàn xã hội từ đó thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thúc đẩy TTX, chuyển đổi số, KTTH, chuyển đổi năng lượng.

Có thể kể đến hoàng loạt các chương trình, cuộc thi về TTX, KTTH như chương trình tập huấn cho các cơ quan báo chí, truyền thông về phát triển bền vững với chủ đề "COP26 và xây dựng một nền nông nghiệp tái sinh hàng năm" của Nestle' Việt Nam và Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (SDfoB - VCCI); các cuộc thi báo chí được tổ chức hàng năm như Giải Báo chí viết về môi trường của ngành công thương, Giải Báo chí phát triển xanh của Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Tài Nguyên và Môi trường; cuộc thi "Giải pháp xanh hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" do Trung tâm Truyền thông TN&MT (Bộ TN&MT) tổ chức...

Minh Thi