• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo bước đột phá phát triển kinh tế vùng núi Tây Bắc

Sáng 3/5/2006, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến về đề án phát triển công nghiệp vùng Tây Bắc đến năm 2010, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Tấn Sang. Tham gia hội nghị có lãnh đạo các tỉnh trong khu vực và các bộ, ngành liên quan.

04/05/2006 00:01

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong khu vực Tây Bắc, phải coi công nghiệp là bước đột phá, tạo đà cho phát triển kinh tế toàn vùng. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song Tây Bắc là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, nổi bật là năng lượng, khoáng sản, chế biến nông, lâm sản; với diện tích trên 8 triệu ha, chiếm 24,35% diện tích của cả nước, Tây Bắc là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp Tây Bắc hiện tại có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế vùng, chiếm trên 1% sản xuất công nghiệp của cả nước.

Đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị các địa phương trong khu vực Tây Bắc cần nhận rõ tiềm năng, lợi thế nổi trội, khai thác thế mạnh, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp, sản xuất công nghiệp toàn vùng từ nay đến 2010 đạt 25% .

Tại hội nghị nhiều đại biểu đã kiến nghị với Chính phủ sớm ban hành chính sách phát triển công nghiệp vùng trung du miền núi phía bắc, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho công nghiệp khu vực này phát triển nhanh và bền vững./.

Hà Linh