• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học xử lý ô nhiễm do dầu mỏ

Ô nhiễm môi trường biển do dầu mỏ trong quá trình khai thác dầu, sự rò rỉ dầu từ các phương tiện lưu thông, dầu thải của các công trình trên biển, từ hoạt động của các nhà máy đóng tàu ven biển, hay từ các sự cố đâm va tàu trên biển đang là vấn đề lớn. Để bảo vệ và làm sạch môi trường, các nhà khoa học Phòng Vi sinh vật dầu mỏ, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã và đang nghiên cứu ứng dụng phương pháp dùng các chất hoạt hóa bề mặt sinh học (CHHBMSH), do các vi sinh vật tạo ra để tăng cường khả năng phân hủy các hydrocacbon của dầu mỏ đang được đánh giá cao, bởi các đặc tính ưu việt của nó như xử lí triệt để, an toàn cho môi trường và giá thành thấp.

25/02/2011 14:14

Các CHHBMSH đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khai thác mỏ, thuộc da, thu hồi dầu, công nghệ hóa học, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, y học với đặc tính là nhân tố làm ướt, tạo bọt, hoạt động bề mặt, nhũ tương hóa. Ưu điểm của các CHHBM là có cấu trúc lưỡng cực, dễ dàng tạo ra từ các nguồn nguyên liệu rẻ tiền và những phế thải của công nghiệp chế biến, có thể hoạt động được ngay trong các điều kiện khắc nghiệt trong các giếng khoan khai thác dầu khí (nhiệt độ cao, áp suất lớn, nồng độ NaCl cao), nên chúng được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp dầu khí.

Với những đặc tính ưu việt đó, CHHBMSH được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở nước ta đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, gần đây mới công bố một số công trình. Các nhà khoa học Phòng Vi sinh vật dầu mỏ, Viện Công nghệ sinh học đã nghiên cứu về sinh tổng hợp CHHBMSH từ vi khuẩn và nấm men biển ở Việt Nam, nhằm ứng dụng trong công nghiệp và xử lý môi trường, đạt được một số kết quả rất khả quan. Từ các mẫu nước biển lấy tại các tọa độ khác nhau của biển đảo Cát Bà, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Huế, Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, đã phân lập và lựa chọn được 14 chủng nấm men và 28 chủng vi khuẩn có khả năng tạo CHHBMSH.

Ứng dụng của CHHBMSH trong xử lý ô nhiễm dầu có khả năng phân hủy dầu tới 82% và 78% hàm lượng dầu tổng số so với đối chứng. Mặt khác, các chủng vi khuẩn tạo CHHBMSH còn có khả năng kích thích các vi sinh vật phân hủy dầu sẵn có trong cát biển sinh trưởng và tăng cường quá trình phân hủy dầu, mở ra khả năng ứng dụng các vi sinh vật biển và CHHBM do chúng tạo thành trong xử lý ô nhiễm môi trường do dầu thô và dầu DO gây ra.

Văn Hào