• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo cơ chế mạnh hơn để xử lý nợ xấu

(Chinhphu.vn) - Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần bổ sung quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong dự án Luật Đấu giá tài sản để xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

24/10/2016 19:17
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản. Tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Đấu giá tài sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các công ty quản lý tài sản khác.

Thực tế, việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng trước đây được các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng và trong giai đoạn trước tháng 5/2013, tình hình nợ xấu ở nước ta là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tiền tệ quốc gia.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty VAMC, quy định một số cơ chế đặc thù trong xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. VAMC được thực hiện nhiều phương thức để xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó bán đấu giá tài sản chỉ là một trong các phương thức đó.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, VAMC có thể thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay, thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay, bán nợ cho các tổ chức, cá nhân... Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá thông qua tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp hoặc VAMC tự bán đấu giá phù hợp với các quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch.

Tuy nhiên cũng có ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị dự án Luật Đấu giá tài sản không quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại dự án Luật này để bảo đảm cơ chế thị trường và nguyên tắc đấu giá theo quy định của Luật này.

Thảo luận về dự án Luật, đại biểu Trần Văn Minh (đoàn Quảng Ninh) cho rằng dự thảo Luật quy định một số nguyên tắc về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm khoản nợ xấu sẽ tạo hành lang pháp lý đủ mạnh góp phần xử lý nợ xấu, bảo đảm khoản nợ xấu được xử lý nhanh chóng, hiệu quả, sớm lành mạnh hóa hoạt động hệ thống tín dụng và nền kinh tế.

Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Minh đề nghị cần quy định rõ về hình thức hành nghề của đấu giá viên tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu tín dụng Việt Nam, được tự đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
 
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) cho rằng để bảo đảm tính khách quan thì việc đấu giá không do VAMC tự tiến hành mà phải được đấu giá một cách độc lập.

Giải trình thêm tại Quốc hội về việc đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết thời gian qua VAMC làm khá nhiều việc, trong đó có việc đã mua nợ xấu về rồi thì phải bán nó đi, trong bán có hình thức bán đấu giá và bán thì VAMC có thể ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán hoặc có thể tự mình bán.

Quan điểm của ông Long về vấn đề này là có thể quy định nội dung này trong dự Luật nhưng cần làm rõ VAMC chỉ được bán tài sản là nợ xấu và tài khoản bảo đảm cho nợ xấu, không phải là tổ chức bán đấu giá hoạt động được như Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc như các doanh nghiệp đấu giá khác.

Không để “cò mồi” chi phối kết quả đấu giá tài sản

Một số ý kiến tại hội trường cũng bày tỏ lo ngại Luật chưa kiểm soát được việc “cò mồi” chi phối kết quả đấu giá tài sản. Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (đoàn Nghệ An) cho rằng quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản, nhất là bất động sản dễ bị cò, mồi, thậm chí là “xã hội đen” tác động tới các cơ quan chức năng, các bên liên quan để trục lợi khi mà các đối tượng này mặc dù không tham gia đấu giá nhưng vẫn bằng mọi cách gây ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.

Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang đề nghị cơ quan soạn thảo cần có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp giữa chính quyền địa phương, lực lượng công an và các tổ chức bán đấu giá trong việc bảo vệ các phiên đấu giá, nhất là những phiên đấu giá tài sản bán đấu giá có giá trị lớn.

Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình) cũng đề nghị Luật cần quy định chặt chẽ để tránh tình trạng cá nhân, tổ chức thông đồng trong quá trình tổ chức đấu giá, gây thất thu cho ngân sách.

Thành Chung