• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo sự đồng thuận cao đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia

(Chinhphu.vn) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ với cơ quan chủ trì soạn thảo về những khó khăn trong quá trình lập, thẩm định, trình phê duyệt Quy hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội để đưa Quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống.

10/08/2022 20:19
Tạo sự đồng thuận cao đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Chủ tịch – Tổng Thư Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đồng chù trì Hội nghị - Ảnh: VGP/ĐH

Chiều 10/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Chủ tịch – Tổng Thư Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đồng chù trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và thành viên Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Góp phần kiến tạo không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững

Trình bày Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch ở cấp cao nhất theo quy định của Luật quy hoạch và lần đầu tiên được triển khai ở nước ta. Do đó, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, chưa có tiền lệ.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là một bước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2030 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tập trung vào việc phân bổ các tổ chức, các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường. Tại dự thảo đã đề cập đến việc phân vùng, trục tăng trưởng, hành lang kinh tế. Đây là cơ sở để làm các quy hoạch khác như quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành, địa phương.

"Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là một nhiệm vụ lớn, phức tạp, bởi vậy cần xác định đây là cơ hội lớn để đất nước đánh giá lại thực trạng, thực chất, tổng thể nhằm phát hiện, nhận diện những khó khăn thách thức để đưa ra những định hướng mới cho cho đất nước, tạo ra động lực tăng trưởng mới góp phần đạt được mục tiêu, khát vọng của Đại hội XIII của Đảng đề ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng lắng nghe những ý kiến trao đổi, phản biện để dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia khắc phục được những hạn chế, yếu kém, góp phần kiến tạo không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong thời kỳ Quy hoạch, trong đó phân tích để thấy cơ sở pháp lý, thực tiễn thời kỳ quy hoạch; định hướng và tổ chức không gian phát triển các ngành kinh tế, góp ý để chỉ rõ quan điểm, mục tiêu và những tác động trong tổ chức không gian phát triển các ngành kinh tế; định hướng và tổ chức không gian phát triển các ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, phân tích và làm rõ căn cứ, yêu cầu, mục tiêu phát triển các ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; định hướng sử dụng tài nguyên Quốc gia, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu…

Cùng với đó, các ý kiến tập trung vào các giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch và các dự án quan trọng quốc gia; phân tích, chỉ rõ dự báo, khả năng trong thực hiện Quy hoạch, thực hiện các dự án quan trọng quốc gia; phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Quốc gia;…

Tạo sự đồng thuận cao đối với dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 2.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và thành viên Hội đồng Tư vấn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Ảnh: VGP/ĐH

Cần quan tâm hài hòa các mối quan hệ

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp cao nhất trong hệ thống quy hoạch của Việt Nam. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 là văn bản hết sức quan trọng, hoàn thiện không gian, các lĩnh vực tổng thể của đất nước với tầm nhìn dài hạn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đây là cơ sở quan trọng để hoạch định phát triển đất nước trong những năm tới đảm bảo hiệu quả và bền vững. Đây cũng là văn kiện chung để triển khai các quy hoạch trên các vùng, các ngành, xây dựng quy hoạch các địa phương của cả nước.

"Nếu quy hoạch đúng, phù hợp sẽ phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cơ hội hợp tác, phát triển và ngược lại, nếu quy hoạch không đạt yêu cầu, mong muốn đề ra, sẽ tác động tiêu cực đến các quy hoạch khác và suy rộng ra là kìm hãm sự phát triển của đất nước", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Hội nghị đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Cơ quan chủ trì là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dày công chuẩn bị, về cơ bản đã đề cập khá toàn diện, sâu sắc một khối lượng công việc đồ sộ liên quan đến chuyên môn sâu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và sẽ tiếp tục được nghiên cứu để đóng góp ý kiến.

Xung quanh việc xây dựng dự thảo, ông Đỗ Văn Chiến cho rằng, ngoài quan điểm định hướng lớn, giải pháp chủ yếu khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thì cần quan tâm hài hòa các mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa ổn định đổi mới và phát triển; giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, giữa kinh tế và quốc phòng an ninh; giữa kinh tế với văn hóa xã hội; giữa hiện đại, hội nhập quốc tế với văn hóa dân tộc Việt Nam;…

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, thông qua qua lắng nghe các ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bộ phận soạn thảo sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá, tiếp thu ý kiến xác đáng để bổ sung vào báo cáo quy hoạch; đồng thời đề nghị trong quá trình thẩm định hoặc tổ chức các cuộc hội thảo với những nội dung còn có ý kiến khác nhau, đề nghị cơ quan soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi cho MTTQ Việt Nam để tiếp tục tham gia ý kiến.

"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ với cơ quan chủ trì soạn thảo về những khó khăn trong quá trình lập, thẩm định, trình phê duyệt Quy hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội để đưa Quy hoạch vào thực tiễn cuộc sống", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu.

Nguyễn Hoàng