• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông

(Chinhphu.vn) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

06/08/2021 14:02

Ảnh minh họa
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong quá trình thực hiện Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập như vấn đề về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, cấp phép viễn thông, quản lý giá cước, khuyến mại dịch vụ viễn thông, quản lý tài nguyên kho số viễn thông. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 25/2011/NĐ-CP nhằm bảo đảm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Về vấn đề cấp phép viễn thông, nhằm tiếp tục nâng cao tính minh bạch trong các thủ tục về cấp phép viễn thông và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp phép viễn thông như sau:

Bỏ việc phân loại mạng viễn thông cố định mặt đất theo tiêu chí sử dụng băng tần và số thuê bao, chỉ quy định điều kiện về mức vốn pháp định và mức cam kết đầu tư khi thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất theo phạm vi thiết lập mạng (1 tỉnh, khu vực và toàn quốc) để phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển công nghệ và đơn giản hoá điều kiện cấp phép.

Bổ sung hướng dẫn Điểm b Khoản 5 Điều 24 Luật Viễn thông chỉ yêu cầu giấy phép mạng dùng riêng đối với các mạng dùng riêng mà các thành viên mạng là các tổ chức, cá nhân độc lập, không thuộc cùng một cơ quan, tổ chức. Việc này phù hợp với yêu cầu quản lý chặt loại hình mạng dùng riêng này để tránh lợi dụng, biến tướng thành mạng viễn thông công cộng.

Về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, dự thảo bổ sung quy định danh mục các thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng Nhà nước cần quản lý cạnh tranh theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật Viễn thông. Đối với thị trường dịch vụ bán lẻ, đề xuất quy định 2 thị trường: Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định và dịch vụ thông tin di động mặt đất. Đây là 2 dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu thông tin liên lạc của xã hội, chỉ đạo điều hành của Nhà nước và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải quản lý, thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để phát triển.

Về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông: Bổ sung các quy định quản lý giá dịch vụ bán buôn để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với thông lệ quản lý quốc tế và pháp luật về giá. Tiếp tục quản lý giá bán lẻ dịch vụ viễn thông nhưng chuyển sang hình thức kê khai giá, quản lý hậu kiểm phù hợp với quy định pháp luật về giá.

Đối với quản lý thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông: Bổ sung quy định cho phép sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để chi trả cho dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động (là dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP). Đây là loại hình dịch vụ có đặc tính là việc sử dụng dịch vụ này gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ viễn thông di động và sử dụng hạ tầng mạng viễn thông di động của doanh nghiệp viễn thông. Việc sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để chi trả cho các dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động đã được các doanh nghiệp triển khai thời gian qua và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương