• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập đoàn khai thác than đá lớn nhất Mỹ đệ đơn phá sản

(Chinhphu.vn) - Nợ nần chồng chất cộng với sức ép cạnh tranh do giá khí đốt tự nhiên liên tục giảm mạnh là những nguyên nhân chính dẫn tới việc tập đoàn khai thác than đá lớn nhất nước Mỹ, Peabody Energy, ngày 13/4 buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản chiểu theo chương 11 trong Luật bảo lãnh phá sản của Mỹ.

14/04/2016 11:54
Trong một tuyên bố, Peabody nêu rõ hãng đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản tự nguyện tại Tòa án Phá sản do không thể trả lãi cho khoản nợ 6,3 tỷ USD.

Tập đoàn năng lượng có trụ sở tại bang Missouri cũng cho biết đang từng bước tái cơ cấu, dưới sự bảo hộ của tòa án, nhằm "tăng cường khả năng thanh toán bằng tiền mặt cũng như chi trả nợ nần".

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Peabody, ông Glenn Kellow, nhận định tuyên bố phá sản là một quyết định khó khăn, nhưng đó là "hướng đi đúng đắn" đối với Peabody.

Trong năm 2015, Peabody đã thua lỗ 2,04 tỷ USD, trong khi chỉ thu về 5,6 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng trên là do giá thành và số lượng than chuyển giao cho khách hàng tại 26 quốc gia đều giảm.

Tuyên bố phá sản được Peabody đưa ra sau khi hãng không bán được các tài sản ở bang New Mexico và Colorado. Trước những khó khăn về tài chính, hãng đã nhận được khoản tín dụng trị giá 800 triệu USD từ một số chủ nợ nhằm giúp tái cơ cấu.

Trước đó, hàng chục tập đoàn khai thác than đá ở Mỹ cũng đã phải nộp đơn bảo hộ phá sản, trong đó có Arch Coal - tập đoàn than đá lớn thứ hai. Tình trạng trên diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp khai thác than ở Mỹ đang đối mặt với hàng loạt thách thức như giá nhiên liệu thấp, các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt hơn, trong khi ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên thay vì than.../.

Nguyễn Thơ