• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập đoàn, Tổng công ty cần quyết liệt triển khai Nghị quyết 01 từ đầu năm

(Chinhphu.vn) – Bộ Kế hoạch và đầu tư đang hoàn tất lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và sẽ sớm trình Chính phủ. Theo đó, việc sửa đổi bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Theo đó, các Tập đoàn, Tổng công ty tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

06/02/2024 08:10
Tập đoàn, Tổng công ty cần quyết liệt triển khai Nghị quyết 01 từ đầu năm- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tại buổi làm việc của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) và 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc UBQLV vừa qua.

Đóng góp quan trọng nhưng chưa có tinh thần 'tấn công'

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đến hết năm 2023: Tổng doanh thu của 19 công ty mẹ Tập đoàn, Tổng công ty đạt gần 1.136 triệu tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt khoảng hơn 53 ngàn tỷ, đạt 166% kế hoạch. Tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 79,2 ngàn tỷ đồng, đạt gần 200% kế hoạch... Những kết quả này đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023, các tập đoàn, tổng công ty đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân như: điện, than, xăng dầu, hoá chất cơ bản.

Các đơn vị đã giải ngân khoảng 161 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng (chiếm 130 nghìn tỷ), một số Tập đoàn có kết quả giải ngân tích cực.

Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) cũng tích cực tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh triển khai thực hiện và hoàn thành nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải... Các dự án lớn được đẩy mạnh triển khai dự kiến đem lại nhiều tác động lan tỏa cho phát triển kinh tế xã hội trong năm 2024 và giai đoạn tới.

Ngoài các kết quả đáng ghi nhận nêu trên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra: Việc đầu tư, triển khai các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc UBQLV còn một số tồn tại.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 mới đạt khoảng 80% kế hoạch. Một số tập đoàn có tỷ lệ giải ngân chưa đạt kế hoạch đề ra như PVN gần 66%, VNPT đạt 61% và Mobifone đạt 56%. SCIC chưa giải ngân thực hiện đầu tư năm 2023. Nguồn vốn đầu tư mới tập trung vào một vài nhóm ngành quan trọng như: năng lượng, hạ tầng giao thông; kết quả đầu tư của các ngành, lĩnh vực khác còn hạn chế. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như: sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao (sản xuất chip bản dẫn, hydrogen....) chưa có các dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Khẩn trương triển khai Nghị quyết của Đảng và Chính phủ

Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH và NSNN năm 2024 đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, bến cảng, hạ tầng đô thị, hạ tầng liên vùng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục...

Thứ nhất, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia như: Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sớm hoàn thành nâng cấp các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Nam Nghi Sơn, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành...;

Thứ hai, triển khai kịp thời, hiệu quả kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh triển khai các Dự án nguồn điện quan trọng như: Nhơn Trạch 3,4, Nhiệt điện Quảng Trị 1, khởi động Dự án Nhà máy điện Ô Môn 3, Ô Môn 4...đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng đủ điện, xăng dầu cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh...

Thứ ba, cần tiếp tục chuyển dịch, phát triển và phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; thúc đẩy phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số và nền tảng số, ứng dụng số tạo động lực phát triển kinh tế số. Phát triển, phổ cập các nền tảng số quốc gia; hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, góp phần tạo ra một không gian phát triển mới; tập trung xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Để tiếp tục phát huy vai trò và hiệu quả đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan, doanh nghiệp tập trung triển khai một số giải pháp.

Các bộ ngành cần khẩn trương hoàn thành trình Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách về đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước; xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN quy mô lớn thực hiện vai trò mở đường dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế...

Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật số 69/2014/QH13 trình Quốc hội xem xét quyết định, trong đó cần thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ quyết định các vấn đề lớn, quan trọng mang tính định hướng và tập trung vào việc kiểm tra, giám sát. Hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là người được chủ động quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bộ, ngành tiếp tục rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý về lương, thưởng của người quản lý và người lao động tại DNNN; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, Luật Đất đai mới theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh...

UBQLV, các Tập đoàn, Tổng công ty cần tiếp tục thực hiện các giải pháp, định hướng quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP; rà soát, quyết liệt thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xử lý dứt điểm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị phương án xử lý ngay các vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu xây dựng cơ chế định kỳ trao đổi với các bộ, ngành, thành lập các tổ công tác đặc biệt để giải quyết dứt điểm, tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư lớn, quan trọng.

Các DNNN cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa h công nghệ trong các dự án đầu tư phát triển; ứng dụng các công nghệ mới, và dụng năng lượng sạch, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như cam kết...

Cần thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ KHĐT đã nghiên cứu và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Đề án "Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ".

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Duy Đông cũng giải đáp cụ thể các vướng mắc từ đại diện một số lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay: Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và sẽ sớm trình Chính phủ. Theo đó, việc sửa đổi bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đẩy mạnh phân cấp phân quyền. Theo đó, các Tập đoàn, Tổng công ty tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

"Về cơ chế tài chính, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền, trên tinh thần tách bạch các chức năng quản lý nhà nước, chức năng đại diện chủ sở hữu, chức năng quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, theo đó, cần tập trung đẩy mạnh phân cấp phân quyền", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh. 

Anh Minh