• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập đoàn Vinashin đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới

Kể từ khi thành lập (năm 1996) đến nay, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam - Vinashin) đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ nghiên cứu để đóng tàu 3.850 tấn, giờ đây đã đóng được tàu chở hàng khô 53.000 tấn, tàu chở container 1.016 TEU với thiết kế và giám sát của đăng kiểm nước ngoài, sửa chữa tàu trọng tải đến 400.000 DWT... Đóng góp vào sự phát triển đó, có vai trò quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

21/06/2006 18:00

Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình

Để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) luôn xác định đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại. Vinashin nỗ lực đầu tư nghiên cứu, thiết kế và cải tiến nhiều dây chuyền công nghệ, vật liệu mới như: dây chuyền làm sạch và sơn vỏ tàu theo tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng phương pháp cắt tole tự động hoàn toàn bằng máy cắt CNC, đầu tư dây chuyền chế tạo tàu đánh cá xa bờ bằng vật liệu mới với công suất 100 chiếc/năm…Vinashin cũng tự chế tạo được xích neo cho tàu 6500T, tự đào tạo được công nhân hàn hợp kim nhôm cho tàu cao tốc mà không cần chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đến nay,  Vinashin đã xây dựng thành công mạng VinashinNet tại Tổng Công ty có kết nối với tất cả các đơn vị thành viên. Trong đó có ứng dụng nhiều phần mềm hữu ích như phần mềm quản lý sản xuất, vật tư thiết bị MARS, phần mềm thiết kế tàu thủy Autoship… Cùng với việc tin học hóa, Vinashin cũng đang tích cực triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và 9002 trong toàn ngành.

Đặc biệt, thời gian qua, Vinashin đã tiến hành 8 đề tài nghiên cứu khoa học, 9 dự án sản xuất thực nghiệm cấp Nhà nước và hơn 20 đề tài, dự án  cấp Bộ. Các đề tài, dự án trên tập trung vào các vấn đề mấu chốt của ngành và đã tạo ra các sản phẩm tiêu biểu mang tính chất đột phá như tàu chở hàng trên 50.000 tấn, tàu cứu nạn SAR27, tàu cao tốc V56, V57, tàu khách cao tốc 100 chỗ K99, tàu tuần tra cao tốc, tàu chở khí hóa lỏng LPG từ 1200 đến 2500m3...

Đồng thời với việc chú trọng xây dựng hệ thống đơn vị làm công tác thiết kế, tư vấn công nghệ, Vinashin đã tích cực và chủ động đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề khá như thợ hàn hợp kim nhôm cho tàu cao tốc; hàng năm gửi khoảng 200 tu nghiệp sinh ngành đóng tàu sang Nhật Bản thực tập; thuê các chuyên gia của Hàn Quốc, Ba Lan, Nhật Bản… tham gia vào một số công trình trọng điểm để qua đó học tập nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ công nhân của Vinashin.

 

Chính nhờ sự đầu tư hiệu quả các ứng dụng khoa học và công nghệ như vậy, đến nay Vinashin có khả năng đóng mới nhiều loại tàu biển hiện đại, trọng tải lớn như tàu chở hàng 6500-11.500 tấn, tàu chở dầu 13.500 tấn, tàu container 1.106 tấn, tàu chở hàng khô 53.000 tấn, sửa chữa tàu trọng tải đến 400.000 tấn…Đặc biệt, cuối năm 2005 đầu năm 2006, Vinashin đã ký hợp đồng đóng tàu container trị giá gần 4,3 triệu USD với Hãng Hàng hải Fabricius (Đan Mạch), đóng mới 20 tàu chở hàng trọng tải 53.000T xuất khẩu cho Anh Quốc và đạt giá trị gần 400 triệu USD thông qua các hợp đồng tại Triển lãm quốc tế về công nghệ tàu thủy, hàng hải và vận tải lần thứ 3 Vietship 2006.

Thời gian tới, Vinashin sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện chương trình Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Tổng Công ty giai đoạn 2005 – 2010, tầm nhìn tới 2020; tiếp tục đầu tư hiện đại hóa, mở rộng Bể thử mô hình tàu thủy thành Trung tâm thử mô hình tàu thủy lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Để chăm lo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp tàu thủy và cho đất nước, Vinashin đang xúc tiến xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cơ bản, tiến tới thành Học viện tàu thủy quốc gia nhằm tạo ra các sản phẩm và công nghệ tiên tiến, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Trao đổi với phóng viên Website Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình cho biết: Tập đoàn đang triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ giao, từng bước đưa ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển vững chắc trong xu thế hội nhập theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 10 đã đề ra.

Thùy Dương