• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập huấn hòa giải viên cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

(Chinhphu.vn) - Ngày 01/12, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho gần 100 đại biểu là các công chức tư pháp-hộ tịch và hòa giải viên TP. Lạng Sơn và huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn).

02/12/2022 08:41
Tổ chức tập huấn đội ngũ hòa giải viên ở cơ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự tập huấn trao đổi với báo cáo viên về công tác hòa giải cơ sở - Ảnh: VGP/LS

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía bắc có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh, người dân tộc thiểu số chiếm số đông 83.7%, trong khi điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, do đó công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. 

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập, thường xuyên kiện toàn, bảo đảm hoạt động kịp thời.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn chưa cao, đạt tỉ lệ 73% (so với tỉ lệ trung bình của cả nước là 80%). 

Phát biểu tại buổi tập huấn, TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở và khẳng định thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. 

Đồng thời, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết; tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân.

Tại Hội nghị, báo cáo viên của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật đã giới thiệu, hướng dẫn các kiến thức pháp luật hòa giải ở cơ sở và các kỹ năng cần thiết trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, giải đáp, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các hòa giải viên trong quá trình hòa giải. 

Hội nghị sử dụng phương pháp tập huấn mới, lấy người học làm trung tâm của hoạt động giảng dạy, tăng trao đổi tương tác giữa các đại biểu nên tạo được sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, lắng nghe của các đại biểu.

LS